Naver là công ty nước ngoài mới nhất đầu tư vào ngành công nghiệp công nghệ của Việt Nam.

Báo Nhật: Việt Nam hợp tác với công ty internet lớn nhất Hàn Quốc, thúc đẩy chiến lược AI quốc gia

Nhân Hoàng | 07/04/2021, 16:23

Naver là công ty nước ngoài mới nhất đầu tư vào ngành công nghiệp công nghệ của Việt Nam.

Theo trang Nikkei (Nhật Bản), Việt Nam hợp tác với Naver - công ty internet lớn nhất Hàn Quốc như một phần của chiến lược quốc gia. Mục đích giúp Việt Nam hành người chơi toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) vào đầu thập kỷ tới.

Naver Group đã hợp tác với Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) để khai trương trung tâm nghiên cứu AI đầu tiên của nước ta tại thủ đô.

viet-nam-hop-tac-voi-cong-ty-internet-lon-nhat-han-quoc2.jpg
Đại diện HUST và Naver tại lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo

Được thành lập theo mô hình trung tâm nghiên cứu quốc tế hỗn hợp, theo đó Đại học Bách khoa Hà Nội và Naver sẽ cùng đầu tư xây dựng và vận hành Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo vì mục đích phát triển nghiên cứu nền tảng chuyên sâu và đào tạo nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực AI.

Hiện trung tâm có hơn 50 nhà khoa học của Đại học Bách khoa Hà Nội và một số chuyên gia đến từ các trường, viện và tập đoàn công nghệ trong các lĩnh vực liên quan đến AI và ứng dụng, như học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, tối ưu hóa, mạng thông minh, tin học y sinh, công nghệ phần mềm thông minh...

Giáo sư Hồ Tú Bảo, một trong những nhà khoa học người Việt có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực AI và Học máy được bổ nhiệm làm Giám đốc Khoa học của trung tâm này.

viet-nam-hop-tac-voi-cong-ty-internet-lon-nhat-han-quoc1.jpeg
Giáo sư Hồ Tú Bảo là Giám đốc Khoa học Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo

Việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo là một phần của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN cũng như trên thế giới. Để làm được điều này, Việt Nam phải xây dựng được 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực, phát triển 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao. Ngoài ra, các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước phải có khả năng két nối để tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ AI.

Với Naver, quan hệ đối tác với Việt Nam là một phần của mạng lưới quốc tế về nghiên cứu và phát triển AI. Nhà lãnh đạo công ty internet nổi tiếng Hàn Quốc đã khởi động sáng kiến ​​Vành đai Nghiên cứu & Phát triển Trí tuệ nhân tạo toàn cầu vào năm 2019, nhằm kết nối các kỹ sư phần mềm và cơ sở ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam.

Vào tháng 8.2020, Naver đã chính thức ký kết hợp tác với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội) về đầu tư, phát triển và đào tạo AI ở Việt Nam.

Trung tâm mới được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những cơ sở quan trọng của ngành AI tại Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của đất nước”, Giáo sư Hồ Tú Bảo nói với trang Nikkei Asia.

Ông Hồ Tú Bảo cũng là giáo sư danh dự tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, đã tư vấn cho chính phủ về tham vọng AI của mình.

"Naver sẽ giúp trang bị cho trung tâm trong thời gian đầu. Các giáo sư cũng như các kỹ sư trở về từ Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu sẽ tham gia vào trung tâm. Naver đã chọn hợp tác với HUST, trường đại học hàng đầu về khoa học và công nghệ tại Việt Nam", Giáo sư Hồ Tú Bảo chia sẻ thêm.

Thương vụ của Naver báo hiệu làn sóng đầu tư tiếp theo của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam, tập trung vào AI. Vòng đầu tư ban đầu do Samsung Electronics dẫn đầu đã biến Việt Nam thành cơ sở lắp ráp smartphone. Samsung đang vận hành hai nhà máy sản xuất smartphone khổng lồ tại Việt Nam và sản xuất một nửa sản lượng máy của hãng toàn cầu.

Samsung đã đầu tư hơn 17,3 tỉ USD vào Việt Nam, theo Cục Công nghiệp thuộc Bộ Công Thương.

Việt Nam đã chứng kiến ​​sự gia tăng các dự án liên quan đến các công ty Hàn Quốc do chiến lược AI của chính phủ đã thu hút các công ty trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Tập đoàn công nghệ thông tin FPT đã ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn Hancom (Hàn Quốc) để hợp tác phát triển AI.

Trong khi đó, VinAI Research, thuộc Vingroup, cho biết năm ngoái đã triển khai hệ thống AI tiên tiến nhất thế giới là siêu máy tính Nvidia DGX A100. VinAI Research cho biết dự kiến ​​sẽ sớm công bố hợp tác hơn với nhà sản xuất chip Nvidia của Mỹ trong các dự án AI.

Chiến lược AI của Việt Nam là phần chính trong các mục tiêu kinh tế cho năm 2030 được đề ra vào tháng 1.2021. Chính phủ mong muốn Việt Nam thành lập các thương hiệu hoặc dịch vụ AI có uy tín vào năm 2030.

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao, có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030.

Các nền kinh tế có thu nhập trên trung bình có tổng thu nhập quốc dân trên đầu người từ 4.046 đến 12.535 USD.

Thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Việt Nam ở mức 2.590 USD vào năm 2019, theo Ngân hàng Thế giới.

Các nền kinh tế Đông Nam Á có thu nhập trên trung bình bao gồm Indonesia ở mức 4.050 USD, Thái Lan là 7.260 USD và Malaysia là 11.230 USD.

Sáng 31.1, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức ra mắt Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo. Đây là trung tâm AI đầu tiên tại Việt Nam được thành lập theo mô hình trung tâm nghiên cứu quốc tế hỗn hợp. Đại học Bách khoa Hà Nội và Naver sẽ cùng đầu tư xây dựng và vận hành để nghiên cứu chuyên sâu, đào tạo nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực AI, phấn đấu đến năm 2025 trở thành cái nôi đào tạo nhân lực AI và nghiên cứu các công nghệ tiên tiến nhất, giúp Việt Nam đứng top 5 ASEAN, top 60 thế giới về phát triển AI.

Việc thành lập trung tâm AI chung này là một phần của việc thành lập 'vành đai nghiên cứu AI toàn cầu' mà Naver đã tuyên bố vào năm 2019. Naver đã thông báo rằng sẽ tạo ra một mạng lưới nghiên cứu công nghệ liên kết châu Á và châu Âu, tạo ra “dòng chảy thứ 3” trong bối cảnh cạnh tranh giành vị thế công nghệ toàn cầu tập trung vào Mỹ và Trung Quốc. Bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này, vào tháng 7.2020, Naver đã ký kết hợp tác công nghiệp - học thuật với các viện nghiên cứu và giáo dục hàng đầu của Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội và PTIT (Đại học Công nghệ Truyền thông Woojung).

Tại trung tâm AI chung được lắp đặt trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội, các kỹ sư, nhà nghiên cứu ưu tú ở Việt Nam cùng với nhóm nghiên cứu của Naver sẽ tiến hành các chương trình học thuật - công nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau, chẳng hạn như tìm kiếm, tầm nhìn, xe tự hành và robot.

Bài liên quan
Doanh nhân Việt từ rửa bát thuê đến thúc đẩy ngành trí tuệ nhân tạo ở Nhật
Một công ty khởi nghiệp phát triển phần mềm do ba thanh niên Việt Nam sáng lập tại Nhật Bản dự định sẽ nắm bắt những cơ hội lớn bằng cách đáp ứng đến từng chi tiết mà các hãng nước này thường bỏ qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Nhật: Việt Nam hợp tác với công ty internet lớn nhất Hàn Quốc, thúc đẩy chiến lược AI quốc gia