Một số thanh niên Đông Nam Á bị thất nghiệp sau đại dịch COVID-19 đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người, bị bọn lừa đảo người Trung Quốc đẩy vào tình trạng phạm pháp.

Báo Nhật viết về câu chuyện 2 nạn nhân Việt Nam, Thái Lan bị lừa sang sòng bài Campuchia

Bảo Vĩnh | 03/01/2023, 17:13

Một số thanh niên Đông Nam Á bị thất nghiệp sau đại dịch COVID-19 đã trở thành nạn nhân của nạn buôn người, bị bọn lừa đảo người Trung Quốc đẩy vào tình trạng phạm pháp.

Trong cuộc phỏng vấn trên báo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản), hai nạn nhân người Việt Nam và Thái Lan đã kể lại chuyện họ bị đẩy vào cảnh phạm pháp.

vietnam.jpg
Người Việt Nam bị áp bức ở sòng bài Campuchia đang chờ được đưa về nước - Ảnh: The Star

Người Việt Nam phải giả phụ nữ để lừa tiền

Hồi tháng 8.2022, 42 lao động Việt Nam bỏ trốn khỏi một sòng bạc ở nam Campuchia - giáp biên giới Việt Nam. Một trong số đó là nam thanh niên 18 tuổi, người miền Nam.

Theo báo Nhật, hồi đầu tháng 4, anh đến TP.HCM, sau khi một người quen cho anh biết có “việc làm liên quan đến máy điện toán” hưởng mức lương từ 7 triệu đến 10 triệu đồng/tháng.

Tên "cò” trung gian đưa anh đến Tây Ninh, rồi dẫn anh đi bộ xuyên rừng suốt 6 tiếng đồng hồ vào nửa đêm qua Campuchia, nơi nam thanh niên bị giao cho một công ty Trung Quốc.

Việc anh phải làm là giả phụ nữ, lên mạng “chat” trực tuyến với những người đàn ông và dụ họ chuyển tiền với lý do “đầu tư”. Một tháng sau, anh bị bán cho một công ty khác, tiếp tục công việc lừa đảo này.

Nạn nhân kể, anh bị chủ gọi bằng số chứ không bằng tên. Khi anh không chịu làm việc và toan kháng cự, anh bị còng tay, ngồi trên ghế và bị 3 người Trung Quốc chích điện đến bất tỉnh. Tỉnh dậy, anh lại bị hành hung.

Ngày 18.8.2022, nạn nhân cùng những đồng hương Việt Nam bỏ trốn khỏi nơi bị giam giữ. Nay đã về nước, anh vẫn ám ảnh và thường mơ thấy mình bị chích điện đến chết.

Anh nói: “Họ không xem chúng tôi là người. Tôi hy vọng những người đồng hương của tôi sẽ không bao giờ phải trải qua những gì tôi đã phải chịu đựng”.

vietnamq.jpg
Một người Thái Lan sau khi được giải cứu khỏi sòng bài ở Campuchia - Ảnh: Yomiuri

Từ cuối năm 2021 đến tháng 6.2022, Nop (không phải tên thật) sống ở miền bắc Thái Lan cũng trở thành nạn nhân của đường dây lừa đảo trực tuyến tại một sòng bài của người Trung Quốc ở Campuchia.

Nop, 40 tuổi, kể lúc đó ông chỉ muốn được về nước. Ông bỏ việc khi sức khỏe mẹ ông suy yếu, nhưng ông phải chật vật tìm việc làm khác trong thời dịch COVID, cho đến khi thấy một thông tin tuyển tuyển dụng trên Facebook với vị trí việc làm là phòng quản lý một sòng bạc ở Campuchia, mức lương là 1.000 USD/tháng, cộng miễn phí ăn - ở.

Thông tin tuyển người này còn khẳng định, sòng bạc hoạt động hợp pháp nên Nop đã quyết định xin vào vị trí này.

Sau khi Nop phải chờ nhiều giờ trong một căn nhà gần biên giới Thái Lan - Campuchia, một người Trung Quốc và một người Thái Lan đến, và đưa ông đến một sòng bạc ở Sihanoukville (nam Campuchia), và hộ chiếu của Nop bị tịch thu. Việc của ông là hóa trang thành một phụ nữ xuất hiện trên các ứng dụng hẹn hò và tiếp xúc với những người đàn ông Thái. Nhiệm vụ của Nop là phải dụ những người này gởi tiền để “mở công ty làm ăn”.

Nop kể ông phải làm việc từ 16 đến 18 giờ/ngày. Khi đạt định mức, ông liên lạc với những người này và thông báo họ đã bị lừa tiền, rồi cắt đứt liên lạc với họ. Nop nói: “Nói thật, tôi không muốn lừa gạt bất kỳ ai”.

Cảnh sát thường ghé vào sòng bạc nhiều lần, nhưng họ không giúp gì cho Nop, vì họ đến chỉ để đòi tiền hối lộ.

Nop có dùng điện thoại di động của ông để gởi tin nhắn đến các sứ quán và cảnh sát để cầu cứu. Tuy nhiên, ngay cả khi ông nhanh chóng xóa các tin nhắn, bọn chủ lừa đảo đã nghi ngờ. Nạn nhân kể, nhiều người Trung Quốc ép ông ngồi vào ghế rồi chích điện. Ông còn bị nhốt 3 ngày liên tiếp trong một phòng tối và bị bỏ đói trong 3 ngày. 

Đến tháng 6, Nop liên lạc được với một tổ chức thiện nguyện Thái Lan và cảnh sát Thái Lan đến cứu ông, nhưng ông bị truy tố vị bị nghi gian lận.

Nop tâm sự: “Tôi rất mừng khi được trở về quê hương Thái Lan nhưng tôi không phải là tội phạm. Tôi chỉ là một nạn nhân”.

Theo Yomiuri shimbun
Copy Link
Bài liên quan
Bộ Ngoại giao nói gì việc 42 người Việt bơi sông trốn khỏi sòng bài Campuchia?
Ngày 20.8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin về công tác bảo hộ công dân trong vụ việc 42 công dân Việt Nam bỏ trốn khỏi sòng bài ở Campuchia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Nhật viết về câu chuyện 2 nạn nhân Việt Nam, Thái Lan bị lừa sang sòng bài Campuchia