Tại phường An Lạc, quận Bình Tân (TP.HCM) hiện có một khu chợ bị bỏ hoang từ khi hoàn thành xây dựng cho đến nay đã nhiều năm. Bước đến khu chợ chắc hẳn ai cũng cảm thấy rùng mình bởi sự hoang tàn, xuống cấp của nó.
Trước đây, ngày 26.11.2012, UBND thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số 6012/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng quận Bình Tân đến năm 2020. Trong đồ án có nêu rõ một số nội dung sau:
Toàn quận khi quy hoạch được phân thành 4 khu ở: Khu I, gồm cụm các phường Bình Hưng Hòa, diện tích tự nhiên khu này là 1.647, 16 ha; Khu 2, gồm cụm 3 phường Bình Trị Đông, diện tích tự nhiên khu vực 2 này là 1.202,09 ha; Khu 3 gồm cụm 2 phường Tân Tạo, diện tích tự nhiên khu vực này là 1.739,28 ha; Khu 4 gồm cụm 2 phường An Lạc, diện tích tự nhiên khu này là 599,9 ha.
Đồ án quy hoạch này mang tính định hướng phát triển không gian và quy hoạch tổng mặt bằng cho quận Bình Tân trên cơ sở điều chỉnhquy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 và nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng quận Bình Tân đã được phê duyệt, cụ thể hóa trong các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 và đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên địa bàn quận.
Riêng Khu 4 gồm cụm 2 phường An Lạc được đánh giá là khu vực đã phát triển hoàn chỉnh, gắn kết với nội thành. Hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tương đối phù hợp. Vì vậy, giải pháp quy hoạch khu vực này là lấy cải tạo, chỉnh trang làm chính, xen với một số dự án xây dựng mới tại các khu đất nông nghiệp, đất trống chưa sử dụng dọc hai bên đường Võ Văn Kiệt. Diện tích tự nhiên khu này là 599,9 ha. Dân số dự kiến đến năm 2015 khoảng 87 ngàn người và đến năm 2020 là 90 ngàn người. Phần đất dành cho các khu thương mại, dịch vụ, chợ quy mô 0,2-05 ha/công trình.
Tuy nhiên, từ khi UBND TP.HCM ra quyết định số 6012/QĐ-UBND (26.1.2012), quyết định phê duyệt đồ án quy hoạnh chung xây dựng quận Bình Tân cho đến này thì lại xuất hiện một khu chợ bỏ hoang nhiều năm. Hiện tại, chợ đãbị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều bộ phận bị mục nát, rạnnứt,...
Theo quan sát, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới thấy nhiều trụ sắt chịu lực chính bị rỉ sét nhiều, có trụ sắt mục nát phần chân. Trong khi toàn bộ khu chợ có trụ vững được hay không thì dường như phụ thuộc vào những trụ này.
Một trụ sắt của chợ bị mục nát gần như hết phần chân tiếp đất.
Mặt nền của chợ được làm nhiều phần, và nó cũng đã hư hỏng khá nhiều. Một số ô gạch, tường gạch còn bị rạnnứt. Ngoài ra mặt nền khu chợ còn bị sụt lún và gần như chỉ để vứt rác hoặc những đồ vật không còn giá trị sử dụng.
Mặt nền của chợ không còn bằng phẳng nữa mà đã biến thành hình chảo.
Các ki-ốt có cửa tôn dạng cuốn thì hư hỏng gần như hoàn toàn, mục nát dưới chân, trên cửa, bên hông,... Mái tôn che bên trên của chợ cũng bị rỉ sét rất nhiều, nhiều tấm tôn bị mục đến thủng lỗ, biến dạng, lung lay khi có gió.
Phần mái che mục nát có thể nhìn thấy khi có ánh sáng chiếu qua.
Bộ cửa cuốn này đã mục nátgần hết.
Một trụ sắt khác và cửa cuốn đã mục nátphần bên dưới.
Một mảnh tôn mục gãy chỉ còn dínhmột chút với phần còn lại.
Một số người dân cho biết thì chợ này bị bỏ hoang từ khi xây dựng xong cho đến nay. Nhiều năm không duy tu, bảo dưỡng nên nhiều bộ phận sắt, thép của chợ bị rỉ sét, mục nát. Mặt nền bị sụt lún, bê tông vụn vỡ, tường gạch rạnnứt,..
Khung cảnh tan hoangcủa một khu chợ được xây dựng xong rồi bỏ hoang...
Một người dân bức xúc đặt ra giả thuyết, trông cả chợ xuống cấp, mục nát như vậy nhỡ như một ngày nào đó nó sập làm tổn hại đến người dân thì sao? Ai chịu trách nhiệm nếu như việc đó xảy ra?
Một khu chợ xây hoàn thành nhưng rồi chỉ để đó cho những thành phần xấu nương thân. Trẻ con không bào giờ dám lại gần khu này trong khi công viên, khu vui chơi cho trẻ con thì không có. Trách nhiệm thuộc về ai khi đề xuất xây dựng chợ và ai duyệt để khu chợ này được mọc lên? – Một người dân khác bức xúc.
Báo điện tử Một Thế Giới sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về chợ bị bỏ hoang này.
Trung Dung