Tại Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2022 diễn ra ngày 25.11, TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương đã lên tiếng về việc có 15 ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết đã tử vong.

Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương lên tiếng về 15 ca tử vong do sốt xuất huyết

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 25/11/2022, 17:10

Tại Hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS năm 2022 diễn ra ngày 25.11, TS.BS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương đã lên tiếng về việc có 15 ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết đã tử vong.

Theo thống kê của Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, từ tháng 5.2022 đến nay có 15 ca sốt xuất huyết tử vong, đa số do bệnh nhân nhập viện muộn không thể cứu chữa, trong đó có 4 ca ngưng tim. Các bệnh nhân tử vong có độ tuổi từ 13-82 tuổi, đáng chú ý 50% bệnh nhân tử vong có biểu hiện nặng vào ngày thứ 3-5 của bệnh.

Trường hợp tử vong mới nhất là một bệnh nhân nữ trẻ tuổi (22 tuổi), có dấu hiệu thừa cân, được chuyển từ tuyến dưới lên. Bệnh nhân vào Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc mất bù, xuất huyết, thiếu máu nặng nề, ngưng tim... không đáp ứng với mọi biện pháp điều trị. Trước đó, bệnh nhân đã ngưng tim một lần trước khi chuyển tuyến.

Bác sĩ Thạch cho biết năm nay dịch sốt xuất huyết diễn biến bất thương, nhiều ca khi nhập viện đã có những chuyển biến nặng, thậm chí bị sốc nhiễm trùng. Hiện tại, 2 cơ sở Giải Phóng và Kim Chung của bệnh viện này đang điều trị cho hơn 100 trường hợp sốt xuất huyết nặng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 10-20 bệnh nhân nặng nhập viện điều trị. Nhiều bệnh nhân khi nhập viện không hề có biểu hiện xuất huyết nhưng tiểu cầu giảm nhanh chóng và tử vong.

Bác sĩ Thạch cũng khuyến cáo khi người dân bị nhiễm bệnh dẫn đến sốt cao thì cần theo dõi chặt chẽ. Khi bệnh nhân có dấu hiệu nặng hơn như: mệt lả, nôn, tiêu chảy, đi ngoài phân đen, chảy máu chân răng, chảy máu mũi… cần nhập viện gấp để được các bác sĩ chẩn đoán, xét nghiệm chính xác tình trạng bệnh.

ktra-sot-xuat-huyet2.jpg
Sở Y tế Hà Nội đi kiểm tra các khu vực người dân bị nhiễm sốt xuất huyết nhiều và phát hiện nhiều ổ bệnh

Đồng quan điểm, PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cũng chia sẻ, năm nay tại Trung tâm tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết nặng, số ca tử vong nhiều.

"Chúng ta vẫn quen gọi là bệnh sốt xuất huyết Dengue, điều này rất dễ gây nhầm lẫn cho người dân vì họ nghĩ phải có xuất huyết thì mới là bệnh sốt xuất huyết. Trên thực tế, bệnh nhân có xét nghiệm tiểu cầu dưới 10 G/L vẫn không thấy xuất huyết ở vị trí nào cả nhưng lại đi vào sốc rất nhanh. Trong thời điểm nhiều dịch bệnh như hiện nay, người dân có thể chỉ nghĩ mình bị cúm hoặc COVID-19 thôi nên không đi điều trị; đến ngày thứ 4, 5 thì bệnh đã đi vào sốc và khó cứu chữa. Hầu hết 15 ca tử vong được báo cáo trong hội nghị đều đến viện muộn, có sốc..." - bác sĩ Cường chia sẻ.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue nên gọi là bệnh sốt Dengue và xuất huyết chỉ là một trong những triệu chứng của bệnh. Khoảng giữa tháng 11.2022 chính là đỉnh dịch của sốt xuất huyết (thông thường bệnh xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11), số mắc có thể sẽ giảm dần trong thời gian tới khi mùa đông đến gần do có liên quan đến yếu tố dịch tễ của muỗi. Tuy nhiên người dân cũng không nên chủ quan trong việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết theo khuyến cáo của ngành y tế. Bệnh nhân sốt xuất huyết nếu được hướng dẫn, điều trị ngay từ đầu thì hầu hết không có diễn biến nặng và tử vong.

“Với sốt xuất huyết, nếu không có các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi tại nhà, nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, khi người bệnh tự nhiên bồn chồn, hoặc li bì, nôn, đau bụng hoặc tăng cảm giác đau, tiểu ít, xuất hiện dấu hiệu chảy máu bất kỳ chỗ nào như chân răng, mũi... cần nhập viện ngay" - chuyên gia y tế lưu ý.

Với dịch bệnh sốt xuất huyết, giải pháp quan trọng nhất là công tác tổng vệ sinh môi trường, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch và bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, để có những phương án xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan ra cộng đồng.

Trước đó Bộ Y tế và Sở Y tế cũng đề nghị các địa phương vào cuộc phòng, chống dịch sốt xuất huyết tương tự như dịch COVID-19. Với các trường học, cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể, truyền thông mạnh mẽ để giáo viên, học sinh, phụ huynh cùng vào cuộc phòng, chống dịch trong trường học. Để người dân không nên chủ quan, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Bài liên quan
Tìm thấy vi khuẩn ngăn muỗi nhiễm vi rút sốt xuất huyết, Zika để không truyền bệnh sang người
Nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được vi khuẩn đường ruột của muỗi mang tên Rosenbergiella_YN46 có thể ngăn chúng bị nhiễm những loại vi rút như sốt xuất huyết và Zika, từ đó ngăn chặn mầm bệnh này truyền sang người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương lên tiếng về 15 ca tử vong do sốt xuất huyết