Hai quan chức cấp cao tại văn phòng Tổng thống Rajoelina hôm thứ tư nói với Reuters rằng Ngoại trưởng Randriamandrato bị cách chức vì đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết ES-11/4 tại LHQ kêu gọi các quốc gia trên thế giới không công nhận việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine.

Bí ẩn việc Đảo quốc lớn thứ 2 thế giới điều chỉnh thái độ không "theo phương Tây chống Nga"

T.A | 20/10/2022, 17:14

Hai quan chức cấp cao tại văn phòng Tổng thống Rajoelina hôm thứ tư nói với Reuters rằng Ngoại trưởng Randriamandrato bị cách chức vì đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết ES-11/4 tại LHQ kêu gọi các quốc gia trên thế giới không công nhận việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine.

putin.jpg
19 nước châu Phi chọn bỏ phiếu trắng tại Nghị quyết ES-11/4 tại Đại hội đồng LHQ

Tổng thống Madagascar Andry Rajoelina đã cách chức Ngoại trưởng Richard Randriamandranto mà không đưa ra lời giải thích chỉ chưa đầy một tuần sau khi Madagascar bỏ phiếu với Nghị quyết ES-11/4 tại LHQ kêu gọi các quốc gia trên thế giới không công nhận việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine thông qua các cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng trước.

Hôm thứ ba, trước chuyến đi dự kiến ​​tới Maroc, tổng thống Rajoelina đã ký sắc lệnh cách chức bộ trưởng Randriamandranto. Theo sắc lệnh được công bố thì: "Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm lâm thời (ở Bộ Ngoại giao)".

Theo Africa News, trước xung đột Nga - Ukraine, Madagascar đã áp dụng chính sách không liên kết, bất chấp lời mời gọi lên tiếng phản đối Nga của Liên minh châu Âu và Mỹ.

Nhưng vào ngày 12.10, Madagascar lại nằm trong danh sách 143 nước phản đối Nga, trái ngược hẳn với đường lối chính trị mà nước này đưa ra kể từ đầu cuộc chiến.

Ngay hôm thứ bảy tuần trước, kênh TVM đã phát các bản tin cáo buộc ngoại trưởng đã đưa ra quyết định này mà không tham khảo ý kiến ​​của nguyên thủ quốc gia hoặc thủ tướng.

Thông tin này được hãng thông tấn Malagasy đăng lại vào đầu tuần cáo buộc Bộ trưởng không phối hợp.

Và hôm thứ ba tại Quốc hội, ngoại trưởng Randriamandranto từ chối trả lời các câu hỏi của báo chí, mà chỉ nói rằng “chúng ta không được tạo ra rạn nứt.

Hai quan chức cấp cao tại văn phòng Tổng thống Rajoelina hôm thứ tư nói với Reuters rằng Ngoại trưởng Randriamandrato bị cách chức vì đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết ES-11/4 tại LHQ kêu gọi các quốc gia trên thế giới không công nhận việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine.

Trong khi đó, người đứng đầu phe đối lập thuộc đảng HVM, Rivo Rakotovao cho rằng bộ trưởng "chỉ đóng vai trò cầu chì để sửa lỗi ngoại giao".

Vào ngày 2.3, Madagascar đã bỏ phiếu trắng Nghị quyết ES-11/1 của ĐHĐ LHQ, trong đó kêu gọi Nga rút toàn bộ các lực lượng khỏi Ukraine. Quyết định đó thể hiện nước này quyết định duy trì quan điểm trung lập và không ủng hộ bên nào trong xung đột.

Do vậy, việc Madagascar đổi phiếu từ trắng sang phản đối Nga cũng gây khá nhiều chú ý giống như việc Thái Lan đổi phiếu từ phản đối Nga tại Nghị quyết ES-11/1 sang thành phiếu trắng Nghị quyết ES-11/4.

mada.jpg

Madagascar là quốc gia nằm trên hòn đảo với diện tích hơn 560 nghìn cây số vuông ở bờ biển Đông Phi và là đảo quốc lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Indonesia. Dân số quốc gia của Madagascar là 30 triệu người.

Madagascar thiết lập quan hệ ngoại giao với Nga từ năm 1972 và đạt thỏa thuận tăng cường quan hệ quốc phòng với Moscow hồi tháng 3. Thỏa thuận này bao gồm bán vũ khí, huấn luyện quân sự, bảo trì thiết bị và hợp tác phát triển sản phẩm quốc phòng.

Bài liên quan
Sao Mỹ không trả tiền cho SpaceX để quân Ukraine bớt thua thiệt trước quân Nga?
Có vẻ sau thời gian cho quân đội Ukraine sử dụng dịch vụ Starlink miễn phí thì SpaceX muốn "thu phí thuê bao". SpaceX dự đoán riêng rằng phí tổn sẽ đạt gần 400 triệu USD trong 12 tháng tới, chưa bằng số lẻ tiền mà Mỹ tuyên bố viện trợ cho Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí ẩn việc Đảo quốc lớn thứ 2 thế giới điều chỉnh thái độ không "theo phương Tây chống Nga"