Không chỉ lính mà quan lại đến 2 châu Quảng Nguyên và Quang Lang cũng lần lượt chết vì bệnh, vì lo lắng. Cuối cùng thì Triệu Tiết và vua Tống cũng hiểu rằng không thể yên ổn mà giữ 2 vùng đất trộm chiếm nên phải trả lại cho chính chủ.
Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc
Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc
Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt
Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê
Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh
Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc
Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc
Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm
Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống
Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh
Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống
Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất
Để lấy lại châu Quảng Nguyên và châu Quang Lang thì nhà Lý đã phải rất vất vả trên mặt trận ngoại giao lẫn quân sự. Một mặt đoàn sứ giả Đại Việt do Đào Tông Nguyên dẫn đầu sang Tống đấu tranh lý lẽ, một mặt ta phải dùng các biện pháp quân sự cũng như mưu kế để làm nguội dã tâm của triều đình phương Bắc.
Năm 1078, khi Đào Tông Nguyên sang đòi đất, vua Tống đã hỏi ý của Triệu Tiết lần nữa. Thời chính kỷ nhà Tống viết: Vua Tống hỏi ý kiến Triệu Tiết, thì Tiết khuyên giữ lấy Quảng nguyên và Quang Lang. Do vậy, khi Đào Tông Nguyên nêu thẳng vấn đề thì triều Tống gây khó dễ bằng vấn đề tù binh.
Theo Tống sử, Tống Thần Tông hạ chiếu đòi tù binh như sau: "Trẫm vỗ về vạn quốc, không kể xa gần. Nhưng Khanh phải trả các dân Khâm, Ung mà Khanh đã bắt đưa đi xa làng mạc chúng. Đợi khi nào Khanh đưa chúng trở về hết, Trẫm sẽ lập tức lấy các châu Quảng nguyên ban cho Khanh".
Thực ra 2 châu trên là nhà Tống cướp của nước ta nhưng triều Tống vẫn nhận vơ là đất của mình nên chiếu dùng từ "ban" cho đỡ mất thể diện. Vua tôi nhà Lý cũng không so đo chuyện này mà sẵn sàng trả lại một nghìn quan lại bắt ở ba châu Khâm, Liêm, Ung để đáp ứng yêu cầu của nhà Tống.
Được đằng chân, lân đằng đầu, Tống Thần Tông lại đặt ra một điều kiện mới. Tục tư trị thông giám chép rằng ngày 12.9 (1078), Tống Thần tông hạ chiếu nói :
"Giao chỉ quận vương Lý Càn Đức bằng lòng trả những người đã cướp ở ba châu Ung, Khâm, Liêm, thì theo lời Khanh đã xin, lấy các châu Quảng nguyên, Tô mậu và huyện Quang lang trả lại cho. Nhưng phải đem các thủ lĩnh đã gây loạn đến biên giới xử?".
Đòi ta phải giao nộp những người anh hùng đánh tan giặc Tống như Lý Thường Kiệt là điều mà cả hai bên đều biết không thể xảy ra. Dụng ý của nhà Tống là muốn việc thương lượng đòi đất của ta đi vào ngõ cụt với cớ ta không đáp ứng các yêu sách của Tống. Thế nhưng, vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Sau khi nhà Tống bày tỏ sự thiếu thiện chí thì vùng đất biên cương của Tống không ngày nào được yên.
Theo Tục tư trị thông giám, Ung châu bị tật dịch, hỏa tai luôn luôn. Rồi các doanh đồn, kho, trại ở Ung, Liêm, Vĩnh bình, Thái bình bị cháy. Rất nhiều lương thực, khí giới bị thiêu hủy. Nhà sử học Hoàng Xuân Hãn không cho rằng đây là sự tình cờ mà có ẩn tình phía sau.
Quân Tống đóng ở Quảng Nguyên và Quang Lang xuống tinh thần nghiêm trọng khi phải trấn giữ ở nơi mà không biết mất mạng lúc nào. Sử Tống chép: "Quân thú mười phần chết mất bảy, tám. Mỗi lúc đến phiên đi thú ở đó, lính từ biệt vợ con như là sắp chết. Cả nhà khóc lóc rất là thảm thiết. Quân thú đào ngũ hàng đoàn. Có lúc có hai quân đội bỏ doanh trốn về nhà. Triệu Tiết nghe nói, viết thư cho tướng chỉ huy chúng, bảo: "Quân đóng ở ngoài lâu ngày mệt nhọc, cho chúng nghỉ một tháng, rồi bảo chúng trở lại". Lúc chúng về qua doanh, Tiết mời ăn uống. Rồi gọi hai người đứng đầu mà hỏi vì sao bỏ ngũ. Chúng đều trả lời: "Chỉ vì đi thú lâu ngày ở nơi nước độc, cho nên nhớ nhà". Tiết nói: "Mẹ ta già tám mươi tuổi. Ta muốn về thăm, có được không ?" Lập tức sai chém hai người ấy, và phạt tội bọn kia phải đánh và đày đi châu khác".
Không chỉ lính mà quan lại đến 2 châu Quảng Nguyên và Quang Lang cũng lần lượt chết vì bệnh, vì lo lắng. Cuối cùng thì Triệu Tiết và vua Tống cũng hiểu rằng không thể yên ổn mà giữ 2 vùng đất trộm chiếm nên phải trả lại cho chính chủ.
Đem việc ra bàn với triều thần thì vua Tống phải thừa nhận: "Thuận châu (nhà Tống gọi Quảng Nguyên là Thuận châu) là đất lam chướng. Triều đình được đất ấy cũng chưa có lợi. Lẽ nào lại còn tự mình xua thú binh vào nơi nước độc. Một người bị chết, Trẫm còn thương xót, huống chi trong mười người chết mất năm, sáu". Các quan nhà Tống khi đó cũng sợ cảnh phải dấn thân đến vùng đất dữ rồi mang nắm xương trở về. Viên quan Miêu Thì Trung tâu rằng: "Các đồn trại thuộc Thuận châu ở sâu trong đất giặc. Chở lương vào đó rất khó. Thú binh đóng đó. Mười người chết tám chín. Vậy ta nên bỏ đi. Nhưng mà Thuận châu vốn là đất cơ mi của châu Ung, chứ không phải thuộc Giao chỉ".
Nói tóm lại thì vua tôi nhà Tống hiểu rằng muốn chiếm giữ được Quảng Nguyên thì họ sẽ phải trả một cái giá rất đắt bằng cả tiền lương lẫn sinh mạng binh lính. Nguy hiểm hơn, việc kết oán với Đại Việt khi ấy sẽ làm cho nhà Tống rơi vào thế Thập diện mai phục khi họ còn nhiều mối lo với các kẻ thù ở phương Bắc. Vấn đề lúc đó với nhà Tống là phải tìm cách trả đất trong danh dự.
Anh Tú