Mark Zuckerberg bóng gió bày tỏ sự bất bình với Apple và hệ sinh thái ứng dụng nói chung khi trình bày chi tiết kế hoạch cho metaverse (vũ trụ ảo) trong bài phát biểu quan trọng tại sự kiện Facebook Connect 2021 sáng nay.

Bị Apple chèn ép, Mark Zuckerberg xây dựng vũ trụ ảo để có dòng doanh thu mới

Sơn Vân | 29/10/2021, 19:14

Mark Zuckerberg bóng gió bày tỏ sự bất bình với Apple và hệ sinh thái ứng dụng nói chung khi trình bày chi tiết kế hoạch cho metaverse (vũ trụ ảo) trong bài phát biểu quan trọng tại sự kiện Facebook Connect 2021 sáng nay.

Cụ thể, Giám đốc điều hành Meta (tên mới công ty Facebook) gọi các nền tảng ứng dụng và các khoản phí liên quan của chúng "ngăn cản sự đổi mới", đồng thời biện minh cho kế hoạch của Meta để giữ một số khoản phí cao hơn khi đầu tư thêm vào hệ sinh thái VR (thực tế ảo) đang phát triển và Oculus Quest Store của mình.

Mark Zuckerberg ám chỉ những thay đổi về quyền riêng tư với ứng dụng gần đây từ Apple đã gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook. Với việc phát hành tính năng Minh bạch theo dõi ứng dụng (App Tracking Transparency), Apple hiện giúp người tiêu dùng tránh bị theo dõi trên các ứng dụng và trang web khác. Sự thay đổi này đã kéo doanh thu của Facebook đi xuống, công ty thừa nhận.

Giờ đây, Facebook nhận thấy tiềm năng trong việc xây dựng nền tảng ứng dụng của riêng mình với Oculus Quest Store để tạo ra một dòng doanh thu mới mà nó trở thành nền tảng mang về lợi nhuận thay vì nhà phát triển phải trả tiền hoa hồng. Đây là nột nơi mà hoạt động kinh doanh của Facebook không thể bị phá hủy theo ý muốn do sự thay đổi chiến lược của một công ty khác.

Mark Zuckerberg thừa nhận rằng đã đến lúc phải thực hiện thay đổi này, nói rằng trong những năm gần đây ông học được rằng "xây dựng sản phẩm là chưa đủ".

"Chúng tôi cũng cần giúp xây dựng hệ sinh thái để hàng triệu người có thể có cổ phần trong tương lai, có thể được thưởng cho công việc và lợi ích của họ khi cổ phiếu dâng lên - không chỉ với tư cách là người tiêu dùng, mà còn là những người sáng tạo và nhà phát triển. Giai đoạn này thật đáng buồn, bởi là một công ty lớn như chúng tôi, chúng tôi cũng đã học được cách xây dựng cho các nền tảng khác như thế nào. Việc sống theo các quy tắc của họ (Apple, Google - PV) đã định hình sâu sắc quan điểm của tôi về ngành công nghệ. Trên hết, tôi tin rằng việc thiếu sự lựa chọn và mức phí cao đang kìm hãm sự đổi mới, ngăn cản mọi người xây dựng những thứ mới và kìm hãm toàn bộ nền kinh tế internet", Mark Zuckerberg nói.

bi-apple-chen-ep-mark-zuckerberg-xay-dung-vu-tru-ao-de-co-them-dong-doanh-thu-moi.jpg
Phụ thuộc vào App Store và Google Play Store là động lực Mark Zuckerberg xây dựng vũ trụ ảo để có thêm dòng doanh thu mới

Những bình luận này dường như nhắm vào Apple và Google, hai nền tảng mà các sản phẩm chính của Facebook chỉ là nhà phát triển.

Facebook phải trả phí cho App Store, Google Play Store khi có người mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ trong ứng dụng. Dù Apple và Google đều giảm tiền hoa hồng cho các doanh nghiệp nhỏ hơn, các nhà cung cấp phương tiện truyền thông và các ứng dụng cung cấp dịch vụ đăng ký để sử dụng, mức phân chia tiêu chuẩn vẫn là 70/30 (nền tảng/nhà phát triển).

Các quy tắc của App Store cũng đã ngăn Facebook xây dựng các sản phẩm khác mà họ có thể tăng doanh thu như với dịch vụ game mới của mình.

Ví dụ, công ty đã chỉ trích các chính sách của Apple vào năm ngoái khi tung ra Facebook Gaming trên iOS nhưng không thể cung cấp game cho người. Facebook đã tích hợp tính năng mini game trong ứng dụng nhưng đã phải loại bỏ vì Apple từ chối.

Apple không cho phép các ứng dụng có chứa các ứng dụng hoặc game khác, vì điều đó sẽ làm giảm khả năng tạo doanh thu từ các nhà phát triển bên thứ ba. Thay vì có thể chơi các mini game như trên thiết bị Android, người dùng iPhone, iPad mở Facebook Gaming chỉ có thể xem các streamer chơi game.

Tuy nhiên, mối quan tâm thực sự với tương lai Facebook là nơi mà doanh thu quảng cáo của nó bị đe dọa bởi những thay đổi về chính sách nền tảng ngoài tầm kiểm soát.

Những nguồn doanh thu đó trong những năm qua đã cho phép Facebook đầu tư vào các lĩnh vực khác, ngoài việc giữ cho các ứng dụng của mình miễn phí, Mark Zuckerberg lưu ý.

"Chúng tôi cung cấp các công cụ dành cho người sáng tạo và thương mại của mình với chi phí thấp hoặc mức phí khiêm tốn để cho phép sáng tạo và thương mại nhiều nhất có thể. Nó đã hoạt động hiệu quả. Hàng tỉ người yêu thích sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi có hàng trăm triệu doanh nghiệp trên nền tảng của mình", Mark Zuckerberg quảng cáo.

Mark Zuckerberg cho biết hiện công ty có kế hoạch thực hiện cách tiếp cận tương tự để xây dựng hệ sinh thái metaverse, bằng cách trợ giá thiết bị hoặc bán chúng với giá gốc, để cung cấp cho người tiêu dùng rộng rãi hơn. Không giống App Store của Apple, Facebook cho biết có kế hoạch hỗ trợ truyền tải và liên kết với PC để cung cấp cho người tiêu dùng và nhà phát triển sự lựa chọn, thay vì khóa họ vào nền tảng của mình. Tất nhiên, nhiều nhà phát triển sẽ chọn khởi chạy trên Quest Store vì lợi ích của việc khám phá, đó là lý do tại sao Facebook biết có thể thực hiện lời hứa này.

Mark Zuckerberg cũng nói rằng Facebook sẽ giữ phí dịch vụ dành cho nhà phát triển và người sáng tạo ở mức thấp, khi có thể. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg - đang phác thảo mô hình kinh doanh tiếp theo của công ty - cảnh báo rằng điều đó sẽ không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Với quy mô đầu tư vào hệ sinh thái mới này, một số khoản phí sẽ vẫn cao hơn, ông nói.

Mark Zuckerberg giải thích: "Để tiếp tục đầu tư trong tương lai này, chúng tôi sẽ cần giữ một số khoản phí cao hơn trong một thời gian để đảm bảo rằng chúng tôi không mất quá nhiều tiền cho chương trình này.

Xét cho cùng, trong khi ngày càng nhiều nhà phát triển đã có lãi, chúng tôi dự kiến sẽ đầu tư nhiều tỉ USD trong nhiều năm tới trước khi metaverse đạt được quy mô. Tuy nhiên, hy vọng của chúng tôi là nếu tất cả chúng ta đều làm việc tại đó trong vòng một thập kỷ tới, metaverse sẽ tiếp cận 1 tỉ người, giao dịch hàng trăm tỉ USD thương mại kỹ thuật số, hỗ trợ việc làm cho hàng triệu người sáng tạo và nhà phát triển".

Nói cách khác, kế hoạch của Meta là trở nên giống Apple hơn bằng cách khai thác doanh thu của các nhà phát triển trên quy mô lớn và đưa ra các quy tắc riêng.

Đặc điểm và tiềm năng của metaverse

Một số đặc điểm của metaverse

- Khả năng duy trì và liên tục có những cải tiến về dịch vụ hay hệ sinh thái trong đó.

- Mức độ chân thực của metaverse: Là một thế giới “nhân tạo”, sự chân thực là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi xây dựng vũ trụ ảo này.

- Thời gian thực: Kể cả khi người dùng đăng xuất khỏi thế giới ảo này, cuộc sống trong đó vẫn tiếp tục vận hành chứ không dừng lại như những trò chơi ở thời điểm hiện tại.

- Tính mở: Metaverse cho phép người tham gia có thể kết nối hoặc ngắt kết nối bất kỳ lúc nào, đồng thời đó phải là không gian mở cho phép những sáng tạo trở nên không có giới hạn.

- Một hệ thống kinh tế thực: Trong thế giới ảo này, người tham gia có thể chuyển đổi tài sản của mình giữa thế giới thực và metaverse một cách dễ dàng, điều đó có nghĩa là con người có thể kiếm tiền ở metaverse rồi quy nó thành tài sản hiện hữu ở thế giới thực.

Cần công nghệ tiên tiến

Để hoạt động tối ưu, metaverse sẽ cần dựa vào rất nhiều công nghệ tân tiến. Với lượng dữ liệu siêu lớn, công nghệ Big Data và 5G, 6G cần được tối ưu hóa khi sử dụng

Là một thế giới ảo nên các thiết bị thực tế ảo và thực tế tăng cường như kính VR trở thành vật dụng thiết yếu đối với người tham gia metaverse.

Các giao thức và ngôn ngữ sẽ làm nền tảng cho các ứng dụng và cơ chế phân phối nội dung trong metaverse.

Quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số và các vật phẩm ảo trong metaverse sẽ dễ dàng được xác minh và giao dịch bằng cách sử dụng NFT (mã thông báo không thể thay thế) và các nền tảng blockchain được bảo mật cơ bản. NFT cũng sẽ thay đổi cách cấp phép và phân phối đối với tài sản và nội dung kỹ thuật số

Hợp đồng thông minh sẽ cho phép người dùng tạo, thực hiện các giao dịch phức tạp với nhà cung cấp dịch vụ và những người dùng khác trong thế giới ảo. Nó cũng sẽ được các nhà cung cấp ứng dụng trong mạng sử dụng để quản lý hợp đồng và mối quan hệ của họ với các nhà cung cấp và người dùng khác.

Tiềm năng của metaverse

Với tầm nhìn tạo ra một thế giới ảo song song với thế giới thực, nền kinh tế trên metaverse sẽ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và đồng thời cũng cung cấp tiềm năng phát triển khó có thể đo lường được.

Theo nghiên cứu đến từ LD Capital (quỹ đầu tư vào công nghệ blockchain lâu đời tại Trung Quốc), nền công nghiệp metaverse sẽ bao gồm 2 thành phần chính là phần cứng và nội dung

Nền công nghiệp phần cứng sẽ bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phần cứng (chip, linh kiện điện tử, các thiết bị thực tế ảo tăng cường,…) là cơ sở hạ tầng nâng cao trải nghiệm cho metaverse. Nền công nghiệp nội dung bao gồm tất cả những nền tảng (chủ yếu là game) giúp chúng ta có thể đắm chìm trong metaverse.

Bài liên quan
Facebook đổi tên thành Meta khi tập trung vào thực tế ảo, Mark Zuckerberg và chuyên gia nói gì?
Facebook hiện được gọi là Meta, công ty cho biết hôm 28.10, trong một lần đổi thương hiệu tập trung vào việc xây dựng metaverse, một môi trường ảo chia sẻ mà nó đặt cược sẽ là kế nhiệm cho internet di động.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị Apple chèn ép, Mark Zuckerberg xây dựng vũ trụ ảo để có dòng doanh thu mới