Bị truy tố và đưa ra xét xử về 2 tội danh, bị cáo Trịnh Văn Quyết bị VKS đề nghị xử phạt từ 24 - 26 năm tù.
Sự kiện

Bị cáo Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án từ 24 - 26 năm tù

Nhật Anh 26/07/2024 16:05

Bị truy tố và đưa ra xét xử về 2 tội danh, bị cáo Trịnh Văn Quyết bị VKS đề nghị xử phạt từ 24 - 26 năm tù.

Chiều 26.7, đại diện VKS tiến hành luận tội và đề nghị mức án với bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.

VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết từ 24 - 26 năm tù cho cả hai tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo VKS, việc truy tố các bị cáo là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Cụ thể, từ tháng 5.2017 đến tháng 1.2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng.

Các bị cáo sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị trường đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Sau khi giá cổ phiếu tăng, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo “xả bán” cổ phiếu, thu lợi bất chính hơn 723 tỉ đồng.

4ec009c0-35c4-4321-9039-b62fb84699ff.jpg
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: M.H

Ngoài ra, từ năm 2014 đến tháng 9.2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), các công ty thuộc Tập đoàn FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, để thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng.

Tiếp đó, các bị cáo tạo lập hồ sơ, đề nghị chấp thuận đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty Faros.

Niêm yết cổ phiếu thành công, Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm đã bán hơn 391 triệu cổ phiếu Công ty Faros, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của nhà đầu tư.

VKS nhận định hành vi của các bị cáo đã gây tác động xấu đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp; tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán.

Trong đó, VKS xét thấy hành vi của bị cáo Quyết là rất tinh vi khi sử dụng Công ty Faros là công cụ, sử dụng sàn HoSE làm phương tiện để chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

Về khắc phục hậu quả của vụ án, VKS ghi nhận và tôn trọng phương án khắc phục hậu quả của bị cáo Quyết nhưng đến nay, VKS mới ghi nhận bị cáo Quyết khắc phục hơn 200 tỉ đồng, con số này là chưa đáng kể so với hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra.

Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị các bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả để làm căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong quá trình tranh tụng.

Với các bị cáo còn lại, VKS cho biết đã xem xét, cân nhắc đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đưa ra mức án đề nghị phù hợp với từng bị cáo.

Bài liên quan
Ông Trịnh Văn Quyết nói ‘chưa bao giờ có ý định chiếm đoạt’
Theo lời khai của bị cáo Quyết tại tòa, ông chưa bao giờ có ý định chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị cáo Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án từ 24 - 26 năm tù