Ngày 20.10, Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah cho biết: “Chúng tôi đã luôn phản đối. Tôi đã không đếm được số lượng thư phản đối mà chúng tôi đã gửi đến Trung Quốc”.

Bị đụng chạm lợi ích, các nước ASEAN thi nhau phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Anh Tú | 21/10/2021, 11:00

Ngày 20.10, Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah cho biết: “Chúng tôi đã luôn phản đối. Tôi đã không đếm được số lượng thư phản đối mà chúng tôi đã gửi đến Trung Quốc”.

Sự bất bình của Malaysia

Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah hôm 20.10 cho biết ông dự kiến ​​sẽ có thêm nhiều tàu Trung Quốc đi vào vùng biển của quốc gia này “chừng nào” công ty dầu khí Petronas thuộc sở hữu nhà nước còn thăm dò một mỏ khí đốt trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia ở Biển Đông.

Ông Saifuddin Abdullah cũng cho biết mối quan hệ hiện tại của Malaysia với Trung Quốc “rất khó định lượng nhưng hiện đã tốt hơn nhiều”, bất chấp những gì đã xảy ra ở Biển Đông.

Petronas đang phát triển mỏ khí Kasawari ở EEZ của Malaysia, cách thị trấn ven biển Bintulu ở Sarawak khoảng 200 km (124 dặm).

Dự án như cục mật đã thu hút các tàu tuần duyên của Trung Quốc ở ngoài khơi Sabah và Sarawak, đặc biệt là tại các bãi cạn Nam Luconia. Ông Saifuddin nói: “Tôi nghĩ chừng nào Petronas còn làm việc tại Kasawari, chúng tôi có thể đồ là Trung Quốc sẽ đến thăm khu vực đó thường xuyên hơn".

Trong một hội thảo do Cộng đồng Chính sách Đối ngoại Indonesia tổ chức, Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah chia sẻ kinh nghiệm: “Chúng tôi đã luôn phản đối. Tôi đã không đếm được số lượng thư phản đối mà chúng tôi đã gửi đến Trung Quốc. Chúng tôi sẽ kiên định và tiếp tục đáp trả bằng ngoại giao với họ”.

Được phát hiện vào tháng 11.2011, mỏ Kasawari chứa khối lượng khí đốt ước tính có thể khai thác khoảng 3 nghìn tỉ feet khối (tcf). Mỏ đang được thăm dò bởi Petronas Carigali, một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Petronas. Mỏ này, dự kiến ​​đi vào hoạt động vào năm 2023 và dự kiến ​​sản xuất tới 900 triệu feet khối khí (mcf) mỗi ngày.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào đầu tháng này, Giám đốc điều hành Petronas Tengku Muhammad Taufik Tengku Aziz cho biết dự án Kasawari sẽ đảm bảo Petronas vẫn là một trong năm nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng hàng đầu thế giới.

Cũng hôm qua, Ngoại trưởng Saifuddin cho biết ông đã truyền đạt với Giám đốc điều hành của Petronas rằng “công ty có mọi quyền để tiếp tục khoan vì dự án Kasawari nằm trong vùng biển của chúng ta và chúng ta là một quốc gia có chủ quyền”.

Đại sứ của Trung Quốc tại Kuala Lumpur đã được chính phủ Malaysia triệu tập hai lần trong năm nay để phản đối các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Vào tháng 6, họ đã triệu tập đại sứ Âu Dương Ngọc Tĩnh (Ouyang Yujing) sau khi 16 máy bay phản lực vận tải quân sự của Trung Quốc bay gần không phận của Malaysia mà không thông báo trước, một động thái khiến Kuala Lumpur điều máy bay chiến đấu.

au-duong.jpg
Đại sứ Âu Dương Ngọc Tĩnh

Vào ngày 4.10, Âu Dương một lần nữa bị Bộ Ngoại giao Malaysia triệu tập về sự hiện diện và hoạt động của các tàu Trung Quốc, trong đó có một tàu khảo sát, trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia ngoài khơi Sabah và Sarawak.

Cuộc đối đầu cân não

Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, cho biết Trung Quốc đã theo dõi sát sao dự án Kasawari từ khá lâu.

Koh nói: “Trong những năm gần đây, thông qua các kênh tuyên truyền, người Trung Quốc đã cố gắng khuyên người Malaysia từ bỏ hoạt động năng lượng ở Biển Đông. Nhưng rõ ràng là Kuala Lumpur đã không dao động”.

Vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái, tàu thăm dò dầu khí West Capella do Petronas ký hợp đồng đã bị lôi vào cuộc đối đầu với các tàu tuần duyên Trung Quốc cùng thời điểm Mỹ và Úc tổ chức các cuộc tập trận quân sự trong khu vực như sự phô trương lực lượng đối với Trung Quốc.

Theo Koh, từ lúc Malaysia kiên trì theo đuổi các quyền đặc khu kinh tế hợp pháp của mình và trong bối cảnh có thể có sự can thiệp từ bên ngoài như ở Tây Capella vừa qua, Trung Quốc có thể tăng cường giám sát đối với dự án Kasawari.

Koh mô tả sự xâm nhập của Trung Quốc vào vùng biển của Malaysia là "ngoại giao pháo hạm" nhằm báo hiệu sự không hài lòng của Bắc Kinh và gây áp lực đủ lớn để chính quyền Malaysia và / hoặc Petronas ngừng dự án.

Thông thường, các tập đoàn năng lượng hoạt động vì lợi nhuận và không quan tâm đến địa chính trị. Koh nói: “Tuy nhiên, họ sẽ chờ đợi được bảo đảm an ninh cơ bản mà các quốc gia ven biển liên quan có thể dành cho các hoạt động của họ.

Ông nói: Mặc dù Petronas ít khả năng bị phương hại lực lượng tuần duyên và tàu hải quân Trung Quốc duy trì khoảng cách an toàn, nhưng căng thẳng địa chính trị leo thang có thể “gây ra những lo ngại về an toàn cho các công ty năng lượng”.

Koh cũng đánh giá: “Nhưng không giống như các tập đoàn năng lượng lớn của phương Tây như Shell và ExxonMobil, Petronas thuộc sở hữu nhà nước và cũng sẽ được hưởng sự hậu thuẫn của chính phủ Malaysia.

Ông nói: “Hơn nữa, hoạt động khoan diễn ra ở vùng biển Malaysia, luôn có sự hiện diện thường trực của chính phủ dưới hình thức Hải quân Hoàng gia Malaysia và Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) ở khu vực lân cận. Vì vậy, tôi sẽ không nghĩ rằng Petronas sẽ phải phản ứng thái quá trong mọi trường hợp".

Koh cho biết các bình luận của ngoại trưởng Malaysia hôm 20.10 là một "biểu hiện rõ ràng hơn" về nỗ lực của chính phủ Malaysia trong việc thực hiện các quyền đối với các nguồn năng lượng ngoài khơi EEZ hợp pháp của mình.

Một mặt Kuala Lumpur đã tìm cách duy trì một cách tiếp cận chính sách "toàn cục" đối với Bắc Kinh và ngăn vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương hiệu quả khác, mặt khác Malaysia trong những năm gần đây đã giữ vững lập trường với các lực lượng hàng hải của mình, mặc dù năng lực của Hải quân Hoàng gia Malaysia và MMEA đều có những hạn chế.

“Nhưng tình hình hiện tại của COVID-19 sẽ tạo thêm một phức tạp nữa, trong đó để thúc đẩy sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế dài hạn sau đại dịch, Trung Quốc vẫn là một đối tác không thể thiếu khi tiếp cận thị trường xuất khẩu và đầu tư”, Koh nói.

Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu của Malaysia kể từ năm 2016, với các khoản đầu tư lên tới 4,41 tỉ USD vào năm 2020. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia kể từ năm 2009, chiếm 18,6% tổng kim ngạch thương mại năm ngoái.

“Điều này chỉ gây ấn tượng khi cần phải xử lý mối quan hệ này bằng đôi găng tay nhung để không 'làm chao đảo con thuyền' một cách không cần thiết, nhưng Kuala Lumpur vẫn phải cân bằng lợi ích kinh tế - với khẳng định chủ quyền”, Koh nói.

Indonesia và Philippines cùng cảnh ngộ

Không chỉ Malaysia mà các nước trong khu vực đều không hài lòng với hành động của tàu Trung Quốc trong thời gian gần đây.

malaysia.jpg

Cho đến đầu tuần, tàu Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi 10) của Trung Quốc 10 vẫn lảng vảng một mỏ dầu thuộc vùng EEZ (vùng đặc quyền kinh tế) của Indonesia. Từ tháng 8 qua, tàu Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc đã xuất hiện tại đây và thực hiện di chuyển theo lịch trình kỳ lạ, khi ra khi vào vùng EEZ một cách bất thường. Dữ liệu theo dõi tàu hồi đầu tháng 10 cho thấy, tàu khảo sát của Trung Quốc đã đi ngang qua biển Bắc Natuna đã trở lại vùng EEZ của Indonesia sau một tuần rút lui. Tổng thống Jokowi được cho là đã để ý về sự hiện diện của các tàu nước ngoài ngoài khơi Natunas và kêu gọi các lực lượng vũ trang (TNI) sẵn sàng đối phó với một loạt các mối đe dọa.

Hôm qua 20.10, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Philippines đã đưa ra phản đối ngoại giao về việc các tàu Trung Quốc thách thức các tàu tuần tra của họ trên Biển Đông bằng còi báo động và liên lạc vô tuyến.

Cụ thể, Manila cáo buộc tàu chính phủ Trung Quốc đã phát tín hiệu thách thức bằng vô tuyến, phát còi cảnh báo hơn 200 lần đối với lực lượng chức năng Philippines đang tiến hành các cuộc tuần tra định kỳ trên, xung quanh lãnh thổ và các khu vực hàng hải của mình. Philippines không nêu rõ các sự kiện này đã diễn ra trong khoảng thời gian nào.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng
3 giờ trước Sự kiện
Sáng 18.4 (mùng 10 tháng 3 âm lịch), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các bộ ngành, cơ quan trung ương, các tỉnh thành, tỉnh Phú Thọ và nhân dân về dự Lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng tại khu di tích Đền Hùng (tỉnh Phú Thọ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị đụng chạm lợi ích, các nước ASEAN thi nhau phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông