Cho đến hôm qua, tàu Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi 10) của Trung Quốc 10 vẫn lảng vảng một mỏ dầu thuộc vùng EEZ (vùng đặc quyền kinh tế) của Indonesia.

Trung Quốc vẫn để tàu Hải Dương 10 lảng vảng ở nam Biển Đông bất chấp Indonesia khó chịu

Anh Tú | 19/10/2021, 10:57

Cho đến hôm qua, tàu Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi 10) của Trung Quốc 10 vẫn lảng vảng một mỏ dầu thuộc vùng EEZ (vùng đặc quyền kinh tế) của Indonesia.

Từ tháng 8 qua, tàu Hải Dương Địa Chất 10 (từ giờ gọi là tàu Hải Dương 10) của Trung Quốc đã xuất hiện tại đây và thực hiện di chuyển theo lịch trình kỳ lạ, khi ra khi vào vùng EEZ một cách bất thường. Dữ liệu theo dõi tàu hồi đầu tháng 10 cho thấy, tàu khảo sát của Trung Quốc đã đi ngang qua biển Bắc Natuna đã trở lại vùng EEZ của Indonesia sau một tuần rút lui.

lich-trinh.jpeg

Tổ chức Sáng kiến Công lý Đại dương Indonesia kêu gọi chính phủ tìm hiểu mục đích triển khai tàu khảo sát của chính phủ Trung Quốc tại vùng EEZ.

Theo ông Iman Prakoso, nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Sáng kiến Công lý Đại dương Indonesia, dựa trên thiết bị nhận dạng tự động, tàu Trung Quốc di chuyển theo đường zigzag trong vùng biển xung quanh Lô dầu khí cá ngừ - nơi một giàn khoan chìm do các đối tác thăm dò của Indonesia ký hợp đồng đang khoan thăm dò. Con tàu  này được hộ tống bởi Tàu cảnh sát biển Trung Quốc mang số hiệu CCG-4303.

Nhà nghiên cứu Iman cho biết thêm Hải Dương 10 là một tàu khảo sát được trang bị nhiều thiết bị khác nhau để lấy và kiểm tra các mẫu sinh vật sống, trầm tích và hình ảnh từ dưới biển. Ngoài ra, con tàu còn có thiết bị phát hiện sóng địa chấn để lập bản đồ các đường viền của đáy biển.

“Trông giống như là nó đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đặc biệt là vì họ đã ra vào khu vực được cả tháng. Nếu bạn nhìn vào sơ đồ, có khả năng chúng đã hoạt động trong cả tháng. Cần phải có hành động kiên quyết. Họ có được cấp phép hay không? Nếu không, điều đó rõ ràng là bất hợp pháp vì chúng tôi có các quy định rõ ràng về hoạt động nghiên cứu khoa học trên biển”, Imam nói.

haiyang-dizhi.jpg
Tàu Hải Dương 10

Theo ông I Made Andi Arsana, chuyên gia về Địa trắc học từ Đại học Gadjah Mada Indonesia, nếu tàu khảo sát Trung Quốc thực sự đang tiến hành nghiên cứu biển và khảo sát thủy văn, thì chính phủ Trung Quốc cần phải thông qua chính phủ Indonesia. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, việc nghiên cứu biển và khảo sát thủy văn trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ngoài phải được thực hiện với sự cho phép của quốc gia ven biển.

Nhưng theo Trung tá Laode Muhammad, người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Hạm đội 1 Hải quân Indonesia, tàu nghiên cứu Trung Quốc không vi phạm luật quốc tế.

“Biển bắc Natuna là lối vào ALKI (Làn đường quần đảo Indonesia) và eo biển Singapore. Tất cả các tàu nước ngoài đều được phép đi qua, không chỉ tàu của Trung Quốc. Về quan hệ quốc tế, chúng ta phải tránh xung đột và kiềm chế. Nếu chúng tôi khăng khăng đòi lên tàu của họ, họ sẽ không chấp nhận và sẽ để lại hậu quả to lớn”, Trung tá Laode nói.

Khu vực này nằm trong EEZ của Indonesia nhưng chồng lấn với cái gọi là "đường chín đoạn" mà Trung Quốc tự vẽ ra để tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông nhưng không được luật pháp quốc tế công nhận và bị các nước xung quanh lên án

Tàu Hải Dương 10 đã hoạt động trong khu vực gần như cả tháng 9 nhưng đã rời đi tiếp tế ở Đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp).

Thượng nghị sĩ Dato Rusman, chỉ huy của Nhóm tác chiến trên biển, báo cáo với Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo trong một cuộc họp trực tuyến rằng các tàu của Trung Quốc và Mỹ đã được phát hiện trong vùng biển của Indonesia nhưng họ “đang tiến hành các chuyến đi vô hại”, đồng thời nói rằng: “Mọi thứ đều an toàn và trong tầm kiểm soát”.

Các nhà phân tích cho rằng chính quyền Indonesia đã liên tục giảm bớt sức nóng từ sự hiện diện của tàu Trung Quốc, ưu tiên cách tiếp cận ngoại giao và các cuộc đàm phán hậu trường.

Mặc dù vậy, trên thực địa các hoạt động của tàu Hải Dương 10 vào tháng trước đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông và công chúng, khiến các quan chức Indonesia phải cử tàu chiến cũng như tiến hành một cuộc tuần tra trên không.

indo.jpg
Cảnh sát biển Indonesia

Vào 5.10, nhân ngày Lực lượng Vũ trang của Indonesia, hải quân đã tổ chức một cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu ở biển Bắc Natuna. Sáu tàu hải quân, một máy bay tuần tra hàng hải và một máy bay trực thăng đã tham gia sự kiện này. Indonesia cũng đã triển khai một tàu nghiên cứu hải dương học, KRI Rigel, đến khu vực này.

Tổng thống Jokowi được cho là đã để ý về sự hiện diện của các tàu nước ngoài ngoài khơi Natunas và kêu gọi các lực lượng vũ trang (TNI) sẵn sàng đối phó với một loạt các mối đe dọa.

“Tôi… kêu gọi TNI thường xuyên chuẩn bị cho các mối đe dọa lớn hơn, gồm cả vi phạm chủ quyền, đánh cắp tài nguyên biển, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, cũng như các mối đe dọa sinh học, không gian mạng”.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây cũng đã quyết định gia tăng ngân sách trị giá 12.200 tỉ Rupiah (tương đương 850 triệu USD) trong 5 năm tới cho công tác đảm bảo an ninh biển Natuna, ngăn chặn những mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh, chủ quyền biển. Một phần ngân sách này sẽ được sử dụng để mua một số loại vũ khí như máy bay không người lái (UAV), cải thiện cơ sở hạ tầng trên các đảo chiến lược và trang bị thiết bị cho Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamla).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc vẫn để tàu Hải Dương 10 lảng vảng ở nam Biển Đông bất chấp Indonesia khó chịu