Những người tị nạn ở Hồng Kông từng bao che cho “người thổi còi” Edward Snowden năm 2013 đang sống trong sợ hãi bởi có thông tin cảnh sát nước Sri Lanka tìm bắt họ.

Bị lùng bắt bởi đã che giấu Snowden ở Hồng Kông

báo Tuổi Trẻ | 25/02/2017, 17:15

Những người tị nạn ở Hồng Kông từng bao che cho “người thổi còi” Edward Snowden năm 2013 đang sống trong sợ hãi bởi có thông tin cảnh sát nước Sri Lanka tìm bắt họ.

Trước khi trốn sang tị nạn ở Nga năm 2013, nhân viên cơ quan tình báoMỹ Edward Snowden từng có thời gian ở Hồng Kông và được một số gia đình ngườitị nạn thay phiên che giấu trong các căn hộ chật hẹp của họ suốt nhiều tuần liền.

“Tôi sợ lắm, họ có thể bắt tôi đi,”, anh Supun Kellapatha chia sẻ với đài CNN. Anh làmột người tị nạn Sri Lanka từng nhường giườngngủ của nhà mình cho cựu nhân viên tình báo Mỹ.

Nay anh và những người đồng cảnh ngộ không muốn về nước vì lo sợ bị bức hại.

Trong cuộc họp báo ngày 23.2, ông Robert Tibbo,luật sư của Edward Snowden tại Hồng Kông, cho biết nhiều nguồn tin xác nhận nhân viên Cục Điều tra hình sự Sri Lanka (CID) đã đến Hồng Kông ít nhất 2 lần vào tháng 11 và 12 năm ngoái.

Ông Tibbo hiệncũng là người đại diện cho các gia đình người tị nạn từng hỗ trợ cho Snowden.

Trong lần sang thứ hai, ít nhất 2 người nghi là nhân viên CID đã tiếp cận cộng đồng ngườiSri Lanka ở Hồng Kông, mang theo hình ảnh để hỏi thông tin về các gia đình này.

Thậm chí người nhà của họ ở Sri Lanka cũng bị tra hỏi, quấy rối và đe dọa.

                
   

Bị lùng bắt vì che giấu Snowden ở Hong Kong

   
Luật sư Robert Tibbo (thứ 2 từ phải sang) và những người tị nạn ở Hồng Kông từng che chở cho Edward Snowden năm 2013 tham dự cuộc họp báo tại Hội đồng lập pháp Hồng Kông ngày 23.2 - Ảnh: CNN

Sau khi nghe thông tin đó hồi cuối tháng 12, luật sư Tibbo đã ngay lập tức cho chuyển các gia đình này đến những địa điểm an toàn. Đồng thời, ông kêu gọi chính quyền Hồng Kông bảo vệ họ vì họ đang có nguy cơ bị “dẫn độ bất hợp pháp” ra khỏi Hồng Kông.

Ông cũng đã báo cáo vấn đề này với Sở Di trú Hồng Kông, và dự tính yêu cầu cảnh sát Hồng Kông điều tra sự việc nhằm "ngăn chặn bất kỳ hoạt động thực thi pháp luật bất hợp pháp nào qua biên giới".

Trong một tuyên bố gửi đến đài CNN, cảnh sát Hồng Kông nói rằng nếu một người sinh sống trên lãnh thổ Hồng Kông cảm thấy bị đe dọa, họ nên tìm sự giúp đỡ từ phía cảnh sát.

"Luật cơ bản Hồng Kông chỉ cho phép các cơ quan thực thi pháp luật của Hồng Kôngthực thi pháp luật trên đất Hồng Kông”, thông báo nói rõ. “Nếu có bất kỳ hành động bất hợp pháp nào, cảnh sát sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”.

Nghị sĩ đảng Dân chủ Hồng Kông James Tođã thể hiện quan điểm ủng hộ những người tị nạn này, cho biếtông cũng trình sự việc lên chính quyền Hồng Kông ở cấp cao nhất.

Theo Tuổi Trẻ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị lùng bắt bởi đã che giấu Snowden ở Hồng Kông