Phái bộ châu Âu của Bắc Kinh đã đưa ra một phản ứng đối với thông cáo của NATO, nói rằng nó thể hiện một 'tâm lý chiến tranh lạnh' - thuật ngữ được dùng trong căng thẳng Xô - Mỹ trước đây.

Bị NATO công kích, Trung Quốc lo ngại sẽ rơi vào hoàn cảnh như Liên Xô

Hoàng Phương | 16/06/2021, 11:16

Phái bộ châu Âu của Bắc Kinh đã đưa ra một phản ứng đối với thông cáo của NATO, nói rằng nó thể hiện một 'tâm lý chiến tranh lạnh' - thuật ngữ được dùng trong căng thẳng Xô - Mỹ trước đây.

6048.jpg
Các nhà lãnh đạo Nato tại trụ sở chính ở Brussels. Trung Quốc đã chống lại một tuyên bố nói rằng nước này đặt ra "những thách thức có tính hệ thống".

Phái đoàn của Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu đã thúc giục NATO ngừng phóng đại về “mối đe dọa từ Trung Quốc” sau khi các nhà lãnh đạo của nhóm cảnh báo rằng nước này đang đưa ra “những thách thức có tính hệ thống”.

Các nhà lãnh đạo từ liên minh an ninh xuyên Đại Tây Dương đã có lập trường mạnh mẽ đối với Bắc Kinh vào ngày 14.6 trong một thông cáo tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden với liên minh.

Các nhà lãnh đạo NATO cho biết: “Những tham vọng và hành vi quyết đoán của Trung Quốc đưa ra những thách thức có tính hệ thống đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và các lĩnh vực liên quan đến an ninh của liên minh”.

Tổng thống mới của Mỹ đã kêu gọi các nhà lãnh đạo NATO đồng minh của ông đứng lên chống lại chủ nghĩa đơn phương và sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, một sự thay đổi trọng tâm cho một liên minh được tạo ra để bảo vệ châu Âu khỏi Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Nhưng phái bộ châu Âu của Trung Quốc đã phản pháo vào ngày 15.6, khi nói trong một bài đăng trên trang web của họ rằng tuyên bố của NATO là “vu khống” đối với sự phát triển hòa bình của Trung Quốc, đánh giá sai tình hình quốc tế và thể hiện một “tâm lý chiến tranh lạnh”.

Trung Quốc luôn nhất quyết trong việc phát triển hòa bình, bài viết cho biết. “Chúng tôi sẽ không đặt ra ‘thách thức hệ thống’ cho bất kỳ ai, nhưng nếu bất kỳ ai muốn đặt ra một ‘thách thức hệ thống’ với chúng tôi, chúng tôi sẽ không bỏ qua”.

Các quốc gia G7 họp tại Anh cuối tuần qua đã chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở khu vực Tân Cương, kêu gọi Hồng Kông giữ mức độ tự chủ cao và yêu cầu điều tra đầy đủ về nguồn gốc của coronavirus ở Trung Quốc.

Đại sứ quán Trung Quốc tại London cho biết họ kiên quyết phản đối việc đề cập đến Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan, những điều mà họ cho rằng đã bóp méo sự thật và phơi bày “ý đồ thâm độc của một số quốc gia chẳng hạn như Mỹ”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị NATO công kích, Trung Quốc lo ngại sẽ rơi vào hoàn cảnh như Liên Xô