Hôm 15.6, các bộ trưởng quốc phòng ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) đã kêu gọi sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN gặp 8 đối tác, chiến lược của Trung Quốc ở ĐNA sẽ bị soi kỹ

Nhân Hoàng | 15/06/2021, 21:35

Hôm 15.6, các bộ trưởng quốc phòng ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) đã kêu gọi sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực.

Các bộ trưởng đã hội đàm trực tuyến cho một cuộc họp do Brunei, Chủ tịch ASEAN năm nay, chủ trì. Khối 10 thành viên cũng sẽ tổ chức một cuộc thảo luận mở rộng vào 15.6 với các đối tác từ 8 quốc gia quan trọng, bao gồm Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand và Trung Quốc.

Trong bối cảnh quan hệ băng giá giữa Mỹ và Trung Quốc, sự kiện này đánh dấu cơ hội cho hai cường quốc và các bên chơi khác giữ các đường dây liên lạc cởi mở.

Trong tuyên bố được Singapore đưa ra sau phiên họp hôm 15.6, các bộ trưởng quốc phòng ASEAN nhấn mạnh "sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy môi trường có lợi cho việc sớm ký kết một COC hiệu quả và thực chất phù hợp với luật pháp quốc tế".

Trung Quốc có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với một số quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông. Tại cuộc họp ngoại trưởng tuần trước, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí xúc tiến việc nối lại các cuộc đàm phán về bộ quy tắc, vốn đã bị tạm dừng do đại dịch COVID-19.

Biển Đông cũng là một chủ đề chính trong các cuộc họp bộ trưởng quốc phòng ASEAN trước đây. Tài liệu mới nhất nhắc lại rằng các nước cam kết "duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải trong và ngoài Biển Đông".

Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN cũng kêu gọi "tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động" và kêu gọi các bên "tránh các hành động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tình hình", mà không nêu tên một quốc gia cụ thể.

bo-quoc-phong-asean-gap-8-doi-tac-chien-luoc-trung-quoc-o-dna-se-duoc-soi-ky.jpg
Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tham dự một cuộc họp trực tuyến vào ngày 15.6 - ảnh do Bộ Quốc phòng Brunei cung cấp

Trong một bản tin riêng, Brunei lưu ý rằng các bộ trưởng quốc phòng ASEAN đã tổ chức cuộc họp không chính thức với người đồng cấp Trung Quốc vào cùng ngày. Theo Bộ Quốc phòng Singapore, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Ngụy Phượng Hòa tái khẳng định cam kết của Trung Quốc trong việc tăng cường hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong các lĩnh vực như trao đổi tư duy và chống khủng bố.

Căng thẳng trên Biển Đông đã gia tăng trong những tuần gần đây. Malaysia hồi đầu tháng đã điều máy bay phản lực để đánh chặn máy bay Trung Quốc vi phạm không phận của nước này. Philippines đã phản đối sự hiện diện dai dẳng của các tàu Trung Quốc ở bãi đá Ba Đầu. Ngay cả Indonesia, quốc gia không có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, cũng đã chuyển sang tăng cường lực lượng hải quân của mình.

Cuối ngày 14.6, Philippines cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte đang trì hoãn việc chấm dứt Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng với Mỹ trong 6 tháng nữa và đây là lần thứ ba làm việc này.

Xung đột trên Biển Đông chỉ là một yếu tố trong giai đoạn đầy thách thức với ASEAN.

Nhiều nước thành viên vẫn đang vật lộn với đại dịch. Indonesia, Malaysia và Philippines tiếp tục báo cáo hàng ngàn mắc COVID-19 mới mỗi ngày, trong khi tiêm chủng vẫn là cuộc chiến khó khăn. Ngoài ra, khối này đã phải chịu áp lực giải quyết cuộc khủng hoảng bạo lực ở Myanmar, sau cuộc đảo chính ngày 1.2.

Phục hồi nhanh chóng sau COVID-19, Trung Quốc đã tìm cách củng cố mối quan hệ với các quốc gia ASEAN bằng cách hứa hẹn viện trợ nhiều vắc xin hơn.

Chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á có thể sẽ được xem xét kỹ lưỡng vào 15.6 khi các bộ trưởng ASEAN gặp gỡ 8 đối tác của họ. Cuộc gặp diễn ra chỉ vài ngày sau hội nghị thượng đỉnh G7, nơi chống lại Trung Quốc là chủ đề chính.

Thông cáo của G7 cho biết: “Chúng tôi vẫn quan ngại nghiêm túc về tình hình ở Biển Đông, phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng”.

Tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh đến các liên minh theo định hướng an ninh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chính quyền của ông đã định vị Quad (Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản) là phía trước và trung tâm.

Với Mỹ, cuộc họp ASEAN sẽ là cơ hội khác để tìm kiếm sự hợp tác và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc.

Với tên gọi chính thức là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Plus, các cuộc thảo luận mở rộng bắt đầu vào năm 2010 như phương tiện thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Bất kỳ tuyên bố nào được đưa ra từ cuộc họp sẽ được theo dõi chặt chẽ.

Tại cuộc họp cuối cùng vào tháng 12.2020, 18 quốc gia đã thông qua một tuyên bố chung nhấn mạnh "tầm quan trọng của tự do, cởi mở, bao trùm và tôn trọng luật pháp quốc tế."

Bài liên quan
ASEAN muốn bỏ đề xuất cấm vận vũ khí với Myanmar trong văn bản Đại hội đồng LHQ
9 quốc gia Đông Nam Á đã đề xuất giảm bớt lời kêu gọi cấm vận vũ khí với Myanmar trong dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về nước này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN gặp 8 đối tác, chiến lược của Trung Quốc ở ĐNA sẽ bị soi kỹ