Vừa đặt chân vào địa giới nước Đại Việt, quân Minh đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Chỉ trong 5 ngày, cả chủ tướng lẫn phó tướng của giặc đã phải bỏ mạng. Thế nhưng số quân tướng Minh còn lại vẫn chưa chịu bỏ cuộc.

Bị quân Lam Sơn vây khốn, thượng thư nhà Minh cùng đường tự vẫn

08/09/2017, 07:04

Vừa đặt chân vào địa giới nước Đại Việt, quân Minh đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề. Chỉ trong 5 ngày, cả chủ tướng lẫn phó tướng của giặc đã phải bỏ mạng. Thế nhưng số quân tướng Minh còn lại vẫn chưa chịu bỏ cuộc.

Quân Minh liên tục bị đón đánh

Kỳ 1: Âm mưu thâm hiểm của nhà Minh sau khi tiêu diệt nhà Hậu Trần

Kỳ 2: Lam Sơn tụ nghĩa, rồng cuộn chờ thời​

Kỳ 3: Lê Lợi cảm khái tiễn anh hùng, Lê Lai cưỡi ngựa thề huyết chiến​

Kỳ 4: Ai Lao viện trợ vũ khí, Lê Lợi hồi sức chống giặc Minh

Kỳ 5: Lê Lợi giăng thiên la địa võng, đại phá 10 vạn quân Minh​

Kỳ 6: Lê Lợi đánh bại tướng Trần Trí, trừng phạt quân Ai Lao​

Kỳ 7: Quân Minh - Ai Lao tạo gọng kìm, Lê Lợi mở con đường máu

Kỳ 8: Nguyễn Trãi vung bút lừa giặc, Lê Lợi mài gươm chờ thời

Kỳ 9: Lê Lợi bất ngờ nam tiến, bắt trọn ổ giặc Minh​

Kỳ 10: Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, miền Trà Lân trúc chẻ tro bay

Kỳ 11: Lê Lợi: Gươm mài đá, đá núi phải mòn; Voi uống nước, nước sông cũng cạn​

Kỳ 12: Lê Lợi dùng kế Điệu hổ ly sơn, xác giặc tắc nghẹn cả sông​

Kỳ 13: Cẩm Y Vệ nhúng mũi vào cuộc chiến tốn xương máu của nhà Minh trên đất Việt​

Kỳ 14: Bị Lê Lợi vây khốn trong 3 thành, quan quân nhà Minh chấn động

Kỳ 15: Danh tướng Trần Nguyên Hãn ra oai, tương quan lực lượng thay đổi

Kỳ 16: Vua Minh nói lời mị dân, Lê Lợi tung 4 đạo quân Bắc tiến​

Kỳ 17: Nhà Minh tung 5 vạn viện binh, Lê Lợi có 20 vạn quân chờ đại chiến

Kỳ 18: Dùng kế phá giáo dài nơi ngõ hẹp , 2 lần đánh bại quân Minh

Kỳ 19: Trận Tốt Động - Chúc Động, xác quân Minh tắc nghẹn cả sông

Kỳ 20: Trong cơn cùng quẫn, giặc Minh phá hủy 2 bảo vật của Đại Việt​

Kỳ 21: Nguyễn Trãi dùng bút lực ngang 10 vạn binh, quân Minh buông vũ khí​

Kỳ 22: Nhà Minh kéo 15 vạn viện binh, huyết chiến thành Xương Giang​

Kỳ 23: Bị bao vây, quân Minh ở thế đường cùng rứt giậu​

Kỳ 24: Lê Lợi có 35 vạn quân, sẵn sàng cho trận chiến lớn​

Kỳ 25: Đại phá thành Xương Giang, đem con gái người Minh chia cho sĩ tốt​

Kỳ 26: Lê Lợi giăng thiên la địa võng, chờ đón đầu Liễu Thăng​

Kỳ 27: Liễu Thăng bị chém tại Chi Lăng, phó tướng lên thay cũng bỏ mạng​

Sau cái chết của Lương Minh trong trận Cần Trạm, bọn Lý Khánh, Thôi Tụ, Hoàng Phúc cố gắng tổ chức lại lực lượng tiếp tục nhằm hướng thành Xương Giang mà hành quân. Do tin tức bị chậm, tướng giặc vẫn cho rằng thành Xương Giang vẫn chưa bị công phá. Chúng hy vọng rằng sẽ vượt qua được sự đánh phá dọc đường của quân Lam Sơn để vào thành Xương Giang dưỡng thương, dùng thành trì làm chỗ tiến thủ.

Qua diễn biến có thể thấy quân Minh tiến sang lần này là một đội quân rất kỷ luật và tinh thần chiến đấu cực cao khi bị mất liền hai tướng soái mà vẫn có thể giữ vững hàng ngũ tiến lên phía trước. Tuy nhiên, thế của giặc đã mất. Mọi hành động của quân Minh đều nằm trong tính toán của các tướng lĩnh Lam Sơn. Quân ta dù không vượt trội về lực lượng, nhưng hoàn toàn nắm thế chủ động trong chiến dịch diệt viện này.

Trận Phố Cát – Lý Khánh cùng kế tự vẫn:

Với ý nghĩ rằng thành Xương Giang vẫn còn do đồng đội chiếm giữ, viện binh nước Minh vẫn giữ được tinh thần mà cố sức chiến đấu. Về phía quân Lam Sơn, các tướng của ta đã không cố gắng khép chặt vòng vây ở Cầm Trạm, cố tình mở đường cho quân Minh tiến xuống. Địa hình từ Cần Trạm trở xuống là thung lũng hẹp và đồi thấp, rừng thưa. Quân ta tập họp lại lực lượng, lợi dụng địa hình theo đường tắt đi gấp bám sát theo sau quân Minh.

Ngày 18.10.1427, quân Lam Sơn tấn công quân Minh tại Phố Cát (Phố Tráng, Lạng Giang, Bắc Giang ngày nay). Tại nơi này, phục binh của quân ta đã xếp đặt sẵn từ trước. Khi quân Minh đến, phục binh trỗi dậy chặn ngang đường tiến. Các tướng Lê Sát, Nguyễn Đình Lý, Lưu Nhân Chú tung hết lực lượng đánh vào hậu quân của giặc. Bị vây đánh dữ dội từ cả hai mặt, quân Minh lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Thượng thư bộ công nước Minh là Lý Khánh lúc này đang bệnh nặng, lại cùng kế, đã tự thắt cổ chết trong quân.

Trận Phố Cát kế thúc nhanh chóng với tổn thất khá nặng nề cho quân Minh. Giặc bị giết đến 1 vạn quân, xác nằm chồng chất lên nhau trên một ngọn đồi, dân gian về sau gọi là đồi Mả Ngô. Quân Lam Sơn bắt được trâu bò, lừa ngựa, quân trang nhiều không kể xiết. Thôi Tụ, Hoàng Phúc là những tướng lĩnh còn lại không còn kế sách gì, chỉ biết cố gắng chỉ huy quân lính vừa đánh vừa rút khỏi trận địa, miễn cưỡng tiến về hướng thành Xương Giang. Lê Sát cùng các tướng cũng giãn ra tái tổ chức lại, chuẩn bị đánh bồi những đòn mới.

Vây khốn Thôi Tụ tại Xương Giang:

Sau bao phen khốn đốn, Thôi Tụ cuối cùng cũng dẫn quân Minh đến được trước thành Xương Giang. Nhưng niềm hy vọng cuối cùng của quân Minh đã khép lại. Ngay trước mắt quân tướng giặc, một thành trì Lam Sơn sừng sững chắn ngang đường. Thôi Tụ, Hoàng Phúc nhất thời chẳng biết tiến thoái đi đâu, bèn đem quân đóng giữa đồng trống, đắp lũy đất thành vòng mà cố thủ.

Bình Định vương Lê Lợi vẫn muốn chừng cho giặc một con đường sống để nối lại mối bang giao về sau, nên đã sai Nguyễn Trãi gởi thêm hai bức thư chiêu dụ. Thư viết:

Tôi nghe: quân của Vương giả, cốt trên thuận òng trời, dưới hợp lòng người. Nay các ông vâng mệnh đi đánh dẹp, chỉ nên trên xét lòng trời, dưới thuận việc người. Trước đây cái tai họa đắm thuyền [trước đó quân Minh hành quân đến Quảng Tây thì bị đắm thuyền chết khá nhiều lính], thì trời đã răn bảo rõ lắm. Phàm quân đi qua một đường nào, việc chạy trốn hại thường thường có đến bao nhiêu người, nhân dân chừa oán lại quá lắm. Các ông bỏ việc ấy không xét đến mà xông pha nguy hiểm, khinh xuất tiến quân. Kinh Dịch có câu nói rằng: “Quân đi phải có kỷ luật, nếu không có kỷ luật thì dẫu phải cùng gặp sự không hay”. Huống chi lòng trời lòng người đã như thế mà các ông còn cố gượng cứ làm, thì tự mua lấy thất bại, há chẳng đáng ư?

Vả lại, bọn An Viễn hầu [Liễu Thăng], Bảo định bá [Lương Minh], Lý thượng thư [Lý Khánh] lại nối nhau bị chết, quân không người thống lĩnh, và không theo kỷ luật, chẳng bại vong sao được. Xin các ông nên chóng lui quân, đóng lại ở đất Long Châu, Bằng Tường[thuộc Quảng Tây, Trung Quốc], tôi lập tức đem ngay các quan lại quân nhân đã bắt được ở các thành đến ngoài cõi, trả lại hết cả. Và đem người vàng đã đúc, sai người đi theo, dâng biểu vào cống để nước nhỏ tôi được hết lễ thờ nước lớn, mà nước lớn được hết đạo vỗ yên người xa. Làm một việc mà được hai điều lợi, hai bên đều tốt cả. Thế không phải là may lớn cho nhân dân cả thiên hạ ư? Các ông nếu còn dùng dằng lâu ngày, chứa lòng nghi ngờ, làm hỏng mưu kế, tôi sợ rằng các ông sẽ chết vùi xương trong bụng cá ở Xương Giang, còn có ích gì đâu?Thư này gửi đến, kính xin trả lời cho biết.

(trích Quân Trung Từ Mệnh Tập)

Một lần nữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi lại thể hiện thiện chí rất lớn khi mà phần thắng hầu như đã nắm gần chắc trong tay quân ta. Sự toan tính của Lê Lợi không chỉ gói gọn ở việc thành hay bại trong một cuộc chiến, mà còn nghĩ làm thế nào để giành được độc lập với các giá phải trả về sinh mạng ít nhất và đảm bảo cho một đất nước mới tái sinh có được nền hòa bình lâu dài. Lê Lợi chấp nhận là bên chủ động gây dựng lại lòng tin, gây dựng lại mối quan hệ hữu hảo đối với đế chế Minh đang say máu chiến tranh. Việc này chỉ trông cậy vào tài văn chương của Nguyễn Trãi.

Bọn Thôi Tụ đã cùng đường, nên khi nhận được thư đã hồi đáp, ngỏ ý muốn đầu hàng. Tuy nhiên, với 7 vạn quân còn lại trong tay, Thôi Tụ vẫn chưa cam tâm làm bại tướng. Giặc vẫn đắp lũy đất, đêm bắn pháo hiệu mong quân từ thành Đông Quan, Chí Linh đến cứu. Rõ ràng thiện chí của ta vẫn chưa đủ khuất phục được giặc, mà cần phải dùng thêm võ lực. Bình Định vương Lê Lợi biết được giặc chỉ giả vờ xin hòa, nhất quyết không cho hòa mà càng tăng cường bao vây. Quân ta canh phòng chặt chẽ ở thành Đông Quan, khiến Vương Thông hết đường ứng cứu đồng bọn. Quân giữ thành Chí Linh muốn đem quân lương xuất thành chu cấp cho Thôi Tụ, nhưng Trần Nguyên Hãn chặn ngang đường tiếp vận, cũng không làm được gì ngoài việc phó mặc cho viện binh tự sinh tự diệt. Ở biên thùy, các ải Pha Lũy, Chi Lăng, Mã Yên, Bàng Quan… cũng đều có quân Lam Sơn bịt kín, nội bất xuất ngoại bất nhập.

Đồng thời với các biện pháp củng cố việc bao vây địch ở mặt trận phía đông bắc, quân Lam Sơn cũng tiến hành các bước phá thế ghìm nhau với 5 vạn quân của Mộc Thạnh ở Vân Nam. Đây cũng là chỗ cuối cùng mà bọn Thôi Tụ, Hoàng Phúc hy vọng có thể giúp chúng lật ngược tình thế.

(còn nữa)

Quốc Huy

10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất

22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai​

16 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ ba

18 phần về cuộc Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt

33 kỳ cuộc chiến chống ngoại xâm từ nhà Hồ đến nhà Hậu Trần

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
11 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị quân Lam Sơn vây khốn, thượng thư nhà Minh cùng đường tự vẫn