Thấy bé trai ho sặc sụa thường xuyên, gia đình cứ nghĩ cháu bị cảm hay viêm phổi nên chỉ mua thuốc cho uống. Dù dứt cơn nhưng sau đó bé trai này lại tiếp tục ho, khò khè kéo dài. Cuối cùng các bác sĩ phát hiện một chiếc bóng đèn LED nhỏ nằm trong đường thở gây thủng phế quản, nhiễm trùng phổi...

Bị 'quên' bóng đèn trong đường thở, bé trai 6 tuổi phải cắt bỏ phổi

Hồ Quang | 28/12/2017, 16:36

Thấy bé trai ho sặc sụa thường xuyên, gia đình cứ nghĩ cháu bị cảm hay viêm phổi nên chỉ mua thuốc cho uống. Dù dứt cơn nhưng sau đó bé trai này lại tiếp tục ho, khò khè kéo dài. Cuối cùng các bác sĩ phát hiện một chiếc bóng đèn LED nhỏ nằm trong đường thở gây thủng phế quản, nhiễm trùng phổi...

Ngày 28.12, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho hay bệnh viện này vừa phẫu thuật cắt bỏ thùy dưới phổi phải của bé trai Trần Hoàng L. (6 tuổi, quê Tiền Giang) do "bị bỏ quên"bóng đèn LEDtrongđường thở từ hơn 1 năm trước.

Bác sĩ Đào Trung Hiếu – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho hay do dị vật của bé trai này nằm quá lâutrong đường thở nênđã làm thủng phế quản và lọt ra ngoài mô phổi gây nhiễm trùng phổi rất nặng. Các bác sĩ buộc phải phẫu thuật cắt bỏ thùy dưới phổi phải của bé để lấy dị vật và xử lý ổnhiễm trùng.

“Phổi của bệnh nhi bị tổn thương rất nặng, không thể giữ lại được. Đây là một trường hợp rất đáng tiếc, nếu di vật này được phát hiện sớm,chưa bám dính vào phế quản,chưa gây biến chứng nhiễm trùngthì sẽ nội soi lấy dị vật ra, bệnh nhi không phải chịu một cuộc mổ và những ảnh hưởng đến sức khỏevề sau; đặc biệt là bảo tồn được phổi”, bác sĩ Hiếu chia sẻ.

Theo người nhà của bé L., cách đây khoảng 1 năm bé trai này có nuốt một bóng đèn LEDnhưng gia đình không biết. Sau đó bé ho sặc sụa rồi ói, gia đình cứ nghĩ cháu bị bệnh nên đưa đến một bác sĩ tư gần nhà khám và cho thuốc uống. Khi uống thuốc thì cháu hết ho, nhưng sau đó lại tiếp tục ho, khò khè nên phảithường xuyêntái khám. Mới đây bé lại có dấu hiệu sốt, khò khè, đàm nhiều hơn gia đình mới đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) khám và điều trị.

BS Nguyễn Kinh Bang- Phó khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết sau khi tiến hành chụp hình phổi các bác sĩ phát hiện một dị vật nằm ở bên phải của phổi. Sau đó các bác sĩ tiến hành nội để xác định dị vật nằm ở vị trí nào. Ở lần đầu tiên nội soi thì phát hiện dị vật nằm ở nhánh hạ phân thùy.

Dị vật này dính chặt vào niêm mạc đường thở làm thủng phế quản và lọt ra ngoài mô phổi gây nhiễm trùng thùy dưới của phổi phải, mủ trào lên phế quản.Tuy nhiên đến lần nội soi thứ 2 thì không thấy dị vật mà phát hiện tình trạng nhiễm trùng ở thùy dưới phổi phải trầm trọng hơn.

Các bác sĩ buộc phải tiến hành chụp CT scan ngực để xác định vị trí của dị vật nằm ở đâu. Kết quả chụpcho thấy thùy dưới của phổi bị xệp và bị viêm, nhiễm trùng ở đây.

“Lúc đầu chúng tôi tính nội soi để lấy dị vật ra nhưng không được do các mô xung quanh bám chặt dị vật, nếu cố gắng lấy dị vật ra sẽ làm các mô này bị chảy máu gây nguy hiểm tính mạng cho bệnh nhi”, bác sĩ Bang cho hay

Trước tình trạngtrên, bác sĩ Bang cho biết bệnh viện quyết định hội chẩn liên chuyên khoa và đi đến thống nhất mổ để cứu bệnh nhi.

Trước khi mổ các bác sĩ dự tính mở ngực để thám sát xem dị vật ở đâu, và kết hợp với với nội soi trong lòng phế quản xem có thể lấy dị vật ra được không. Tuy nhiên khi mổ phát hiện tình trạng bệnh khá nặng, phế quản nơi có dị vật bị thủng, dị vật ra ngoài mô phổi tạo thành ổ nhiễm trùng nên quyết định cắt cắt thùy dưới phổi phải của bệnh nhi, lấy dị vật và xử lý ổ nhiễm trùng.

“Sau khi cắt bỏ thùy dưới phổi phải của bệnh nhi, chúng tôi đã lấy được dịvật là một bóng đèn LEDnằm ở nhu mô phổi. Hiện bệnh nhi đã tỉnh táo, hết sốt và ăn uống, tiêu tiểu bình thường. Tuy nhiên về lâu dài có thể bệnh nhi sẽ bị biến dạng lồng ngực và ảnh hưởng đến sức khỏe do mất đi một lá phổi”, bác sĩ Bang cho biết thêm.

Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu, đây là trường hợp dị vật bị bỏ quên trong đường thở. Dị vật bỏ quên trong đường thở thường gây nhiễm trùng phổi, tái đi tái lại nhiều lần mà nhiều phụ huynh cứ nghĩ là trẻ bị hen suyễn hay bị viêm phổi thông thường.

“Bất kỳ một đứa trẻ nào bị dị vật rơi vào đường thở đều ho sặc sụa và tím tái (hội chứng xâm nhập). Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên mà xung quanh trẻ có những đồ chơi bằng hạt thì các phụ huynh phải nghĩ ngay trẻ bị dị vật lọt vào đường thở, phải đưa ngay đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra. Nếu phát hiện dị vật thì sẽ nội soi gắp ra ngoài bình thường, tránh bỏ quên lâu ngày gây ra tình trạng nguy hiểm trên", BS Hiếu khuyên.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị 'quên' bóng đèn trong đường thở, bé trai 6 tuổi phải cắt bỏ phổi