Truyền thông Trung Quốc tuyên bố Mông Cổ đang thực hiện một hành động "liều lĩnh chính trị" khi tìm cách cầu cạnh sự giúp đỡ của Ấn Độ, trong bối cảnh quan hệ với Bắc Kinh đang xấu đi nhanh sau chuyến thăm Ulan Bator của Đạt Lai Lạt Ma.

Bị Trung Quốc trừng phạt, Mông Cổ cầu cạnh Ấn Độ

Hà Ngọc Bách | 12/12/2016, 20:54

Truyền thông Trung Quốc tuyên bố Mông Cổ đang thực hiện một hành động "liều lĩnh chính trị" khi tìm cách cầu cạnh sự giúp đỡ của Ấn Độ, trong bối cảnh quan hệ với Bắc Kinh đang xấu đi nhanh sau chuyến thăm Ulan Bator của Đạt Lai Lạt Ma.

Mông Cổ được cho là đang tìm cách vượt qua khó khăn tài chính xuất phát từ nhiều lý do trong đó có việc áp thuế biên giới của Trung Quốc, bằng cách cầu cạnh Ấn Độ.

Theo The Hindu, Mông Cổ đang tìm sự "hỗ trợ rõ ràng" của Ấn Độ để thoát khỏi chính sách phong tỏa gần đây của Trung Quốc. Đại sứ Mông Cổ tại Ấn Độ, Gonchig Ganhold cho biết Trung Quốc đang tăng thuế với xe vận tải qua biên giới, một "phản ứng thái quá" với việc Đạt Lai Lạt Ma thăm Mông Cổ.

Ngay lập tức, tờ Global Times của Trung Quốc ngày 8.12 đã chỉ trích hành động tìm "viện binh" của Mông Cổ.

"Nằm giữa Nga và Trung Quốc, Mông Cổ từng thề sẽ duy trì trạng thái trung lập để hưởng lợi từ cả hai bên mà không cần phải tham gia một cuộc đua gia tăng sức mạnh", tờ Global Times viết trong một bài xã luận.

"Tuy nhiên, nước này hy vọng có thể kiếm thêm một hàng xóm thứ 3, nước có thể giúp họ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng, Mông Cổ cần được cảnh báo rằng sẽ có nhiều rủi ro trong trò chơi chính trị này", tờ Global Times cho biết thêm.

"Mông Cổ có vẻ ngây thơ về cách giải quyết quan hệ quốc tế - bạn không thể gây hại cho lợi ích của một quốc gia xong rồi hy vọng họ đáp trả nhẹ nhàng. Nước này lại đưa ra một hành động liều lĩnh chính trị hơn khi yêu cầu Ấn Độ trợ giúp, một động thái chỉ làm phức tạp thêm tình hình và làm cho sự việc khó giải quyết hơn. Chúng tôi hy vọng rằng sau cuộc khủng hoảng này Mông Cổ sẽ học được bài học đó", Tờ Global Times chỉ trích và đe dọa Mông Cổ.

Tháng trước Mông Cổ bất ngờ đón Đạt Lai Lạt Ma trong 4 ngày, một hành động được giải thích là hoàn toàn vì lý do tôn giáo.Đạt Lai Lạt Ma được xem là lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Mông Cổ, đất nước có đông tín đồ Phật giáo.

Tuy nhiên với Trung Quốc đây là một hành động gây hấn vì Bắc Kinh cho rằng Đạt Lai Lạt Ma là người kích động chủ nghĩa ly khai tại Tây Tạng. Đạt Lai Lạt Masống lưu vong ở Ấn Độ từ năm 1959, năm 2011 ông "về hưu" và tuyên bố không tiếp tục hoạt động chính trị.

Trung Quốc bị Mông Cổ cáo buộc thực hiện hàng loạt hành động trừng phạt nhưđóng cửa biên giới, tăng thuế nhập khẩu và hủy bỏ nhiều cuộc đàm phán song phương quan trọng. Dù vậy phía Trung Quốc chưa bao giờ lên tiếng xác nhận hay phủ nhận các cáo buộc trên. Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng và là nhà viện trợ kinh tế chính của Mông Cổ.

Thiên Hà (theo Business Standard)
Bài liên quan
Hãng robot hình người hàng đầu Mỹ tham gia cuộc đua công nghệ chạy bằng điện do Trung Quốc thống trị
Boston Dynamics, một trong những công ty robot hàng đầu thế giới, tuyên bố sẽ ngừng phát triển robot hình người chạy bằng thủy lực và thay vào đó tập trung chế tạo robot chạy bằng động cơ điện. Đây là phân khúc mà các hãng công nghệ Trung Quốc đang ngày càng thống trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị Trung Quốc trừng phạt, Mông Cổ cầu cạnh Ấn Độ