Đại sứ Pháp tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Christophe Penot tuyên bố việc bị Úc từ bỏ để theo đuổi liên minh Aukus với Mỹ, Anh tạo động lực cho Pháp tăng cường quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực.

Bị Úc từ bỏ, Pháp tìm đến các nước châu Á

Cẩm Bình | 09/12/2021, 07:42

Đại sứ Pháp tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Christophe Penot tuyên bố việc bị Úc từ bỏ để theo đuổi liên minh Aukus với Mỹ, Anh tạo động lực cho Pháp tăng cường quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực.

Theo Đại sứ Penot, Pháp đã mở rộng hợp tác với một số quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản từ trước lúc Aukus ra đời, và nay họ muốn tăng cường các mối quan hệ này.

“Quả thực việc mất đi quan hệ đối tác ưu tiên với Úc thôi thúc chúng tôi hành động nhiều hơn, nhưng thực ra Pháp đã làm vậy trước đó rồi. Mục đích là mở rộng hợp tác với Ấn, với Nhật”, ông phát biểu trước báo giới tại Singapore. Đại sứ Penot đang có chuyến công du Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tham vấn các đối tác trước khi Pháp đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) từ tháng 1 tới.

Ông cũng lưu ý rằng Pháp còn thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, Singapore, Indonesia, hợp tác sâu rộng với Malaysia, Hàn Quốc và New Zealand – những quốc gia quan trọng hỗ trợ Pháp duy trì cam kết tại khu vực.

christophe-penot-02.jpg
Đại sứ Pháp tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Christophe Penot - Ảnh: DW

Giữa tháng 9, Úc hủy bỏ thỏa thuận mua tàu ngầm thông thường ký với Pháp năm 2016 để chuyển sang hợp tác cùng Anh, Mỹ đóng ít nhất 8 tàu ngầm hạt nhân – động thái đánh dấu sự ra đời của liên minh Aukus đối phó Trung Quốc. Pháp sau đó lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ, đồng thời triệu hồi đại sứ tại Úc, Mỹ về nước.

Paris sau đó làm hòa với Washington, nhưng đến nay vẫn lạnh nhạt với Canberra. Đại sứ Penot đánh giá hành động từ bỏ Pháp là “vụng về” và tạo ra ấn tượng nội bộ phương Tây đang có bất đồng.

Tuy nhiên, đại sứ Penot nhấn mạnh những gì xảy ra không ảnh hưởng lớn đến chiến lược của Pháp ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Pháp mở rộng hợp tác tại khu vực là điều hoàn toàn bình thường.

Pháp là một cường quốc lâu đời ở Thái Bình Dương, có lãnh thổ không chỉ ở New Caledonia mà còn ở Tahiti và ở Ấn Độ Dương nên xây dựng được vị thế đáng kể tại khu vực.

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị Úc từ bỏ, Pháp tìm đến các nước châu Á