Bà Annalena Baerbock - nhân vật sắp giữ chức Ngoại trưởng Đức trong chính quyền tân Thủ tướng Olaf Scholz - tỏ rõ lập trường cứng rắn với Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn của tờ Die Tageszeitung (TAZ).

Ngoại trưởng Đức tương lai đề xuất hạn chế nhập khẩu hàng Trung Quốc

Cẩm Bình | 05/12/2021, 08:30

Bà Annalena Baerbock - nhân vật sắp giữ chức Ngoại trưởng Đức trong chính quyền tân Thủ tướng Olaf Scholz - tỏ rõ lập trường cứng rắn với Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn của tờ Die Tageszeitung (TAZ).

Vị ngoại trưởng tương lai cho rằng Đức cần tỏ rõ những bất bình với Trung Quốc: “Trong dài hạn thì giữ im lặng không phải một hình thức ngoại giao, mặc dù một số người (ý chỉ chính quyền Thủ tướng Angela Merkel) nhìn nhận nó là vậy trong vài năm nay. Đối với tôi, chính sách ngoại giao dựa trên giá trị luôn phải đan xen giữa đối thoại và cứng rắn”.

“Đối thoại là thành phần trung tâm của chính trị quốc tế nhưng như vậy không có nghĩa bạn phải che đậy mọi thứ hay giữ im lặng”, bà Baerbock nhấn mạnh.

Theo bà Baerbock, Liên minh châu Âu (EU) có thể dùng đến biện pháp hạn chế nhập khẩu để gây sức ép lên Trung Quốc - quốc gia theo đuổi chính sách hướng đến xuất khẩu. Châu Âu cần tận dụng lợi thế thị trường chung rộng lớn nhiều hơn nữa.

ger.jpg
Bà Annalena Baerbock - Ảnh: DW

Loạt phát ngôn trên báo hiệu liên minh cầm quyền mới của Đức sắp tiến hành thay đổi chính sách. Tân Thủ tướng Scholz chuẩn bị chính thức nắm quyền từ tuần tới.

Liên minh cầm quyền mới bao gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP). Trong đó đảng Xanh chủ trương cứng rắn hơn với Nga cùng Trung Quốc.

Tân Thủ tướng Scholz trước mắt sẽ ưu tiên chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, tăng lương tối thiểu, giảm sử dụng than đá và chuyển nhanh sang năng lượng tái tạo.

Vấn đề Trung Quốc là thử thách khó khăn. SPD từng phát đi tín hiệu tân Thủ tướng Scholz sẽ không thay đổi chính sách quá đột ngột, giới chuyên gia thậm chí còn nhận định ông nhiều khả năng tiếp tục chính sách thực dụng - tránh đối đầu trực tiếp, tìm kiếm lợi ích kinh tế từ Trung Quốc - của người tiền nhiệm.

Nữ Thủ tướng Merkel trong thời gian cầm quyền thường hứng chịu chỉ trích vì quá mềm mỏng với Trung Quốc. Đức vẫn cùng EU chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền và hưởng ứng một số chính sách Mỹ thực thi, nhưng nước này không thực hiện hành động lớn nào ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh tế Đức - Trung.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngoại trưởng Đức tương lai đề xuất hạn chế nhập khẩu hàng Trung Quốc