Không còn đơn thuần là những mô hình đa cấp truyền thống, nhiều phần mềm (app) có dấu hiệu huy động vốn trái phép và trả thưởng theo mô hình đa cấp thông qua internet cho thấy các chiêu trò đa cấp mới lại đang âm thầm lôi kéo, dụ dỗ người dân với nhiều biến tướng nguy hại.

Biến tướng đa cấp: Huy động vốn trái phép trên internet nở rộ, đừng dại dính vào

tuyetnhung | 11/09/2020, 14:22

Không còn đơn thuần là những mô hình đa cấp truyền thống, nhiều phần mềm (app) có dấu hiệu huy động vốn trái phép và trả thưởng theo mô hình đa cấp thông qua internet cho thấy các chiêu trò đa cấp mới lại đang âm thầm lôi kéo, dụ dỗ người dân với nhiều biến tướng nguy hại.

Hiện nay, nhiều mô hình đa cấp đang "núp bóng" nền tảng thương mại điện tử, công nghệ 4.0 để trực tiếp huy động vốn theo kiểu đa cấp, trả thưởng một cách "khó tin" nhằm đánh vào lòng tham của con người.Những mô hình, dự án này đang nở rộ trên các trang mạng xã hội thông qua những lời giới thiệu hấp dẫn như là "kinh doanh hệ thống", "kinh doanh mạng", "kinh doanh thời đại 4.0" và là sân chơi của những “bạn trẻ khởi nghiệp”, "doanh nhân muốn kết nối toàn cầu"...

Trang web Winsbank.io trong tháng 7 vừa qua gây xôn xao dư luận khi bị cơ quan chức năng cảnh báo có dấu hiệu huy động vốn, kinh doanh đa cấp trái phép. Hệ thống này sử dụng tiền ảo làm phương tiện huy động vốn, kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, thanh toán bất hợp pháp.

Winsbank đánh vào lòng tham của con ngườivới những lời mời gọi không thể hấp dẫn hơn, như: khi tham gia đầu tư sẽ được hưởng lãi suất cố định từ 2% đến 12%/năm; tham gia vào hệ thống bằng cách mua đồng tiền ảo WinCoin, với 13 gói đầu tư WinCoin có giá trị từ 100 USD đến 1 triệu USD hoặc tham gia mua cổ phiếu ESR với 16 gói do Winsbank đưa ra từ 100 USD đến 1 triệu USD. Đáng nói, nếu là thành viên mới đầu tư vào hệ thống của WinsBank theo mô hình kinh doanh đa cấp và sẽ được trả thưởng đến 10 tầng...

Thực chất, Winsbank không hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị sử dụng, chủ yếu là hoạt động theo mô hình đa cấp, lấy tiền của người tham gia sau để trả lãi suất và hoa hồng cho người tham gia trước. Khi huy động được số tiền đủ lớn, kẻ lừa đảosẽ ngừng trả lãi cho người tham gia, đồng thời đánh sập hệ thống và bỏ trốn cùng số tiền đã huy động được.

Hay gần đây nhất nổi lên là ứng dụng MyAladdinz trên nền tảng điện thoại thông minh, nhằm lôi kéo người dùng tham gia ứng dụng.Theo Bộ Công an, App MyAladdinz đang hoạt động thương mại điện tử để huy động vốn và kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép.

Cụ thể, với tài khoản trên ứng dụng MyAladdinz, người dùng được lôi kéo bằng cách nạp Gem (1 Gem = 1 USD). Đồng Gem được cho là có thể thanh toán các hóa đơn điện, nước, học phí, bảo hiểm, chi phí sinh hoạt, trả góp ngân hàng, mua nhà, mua xe... đặc biệt là có thể được hoàn tiền lên đến 80% giá trị hóa đơn, thanh toán càng nhiều dịch vụ trên app thì càng được hoàn trả nhiều... App này còn kêu gọi người tham gia giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống để được hưởng hoa hồng.

Ngoài ra, hiện còn nhiều app, website, dự án đang có nhiều dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép, lừa đảo khách hàng như: ứng dụng tiêu dùng hoàn tiền cashback, các website như: Onelinknetwork.com; ChiliMall.net; Vitae.co; Crowd1.com; Tcapital.org; Winvest.io... đang mời gọi người tham gia kinh doanh và đầu tư mua cổ phiếu nội bộ với những nguồn thu nhập cực kỳ hấp dẫn.

Với những app và website trên, Bộ Công Thương khuyến cáo để tránh rủi ro về mặt vật chất và pháp lý, người dân không nên tham gia đầu tư hay phát triển hệ thống kinh doanh vào các dự án này.

Theo Bộ Công an, Việt Nam hiện chưa công nhận bất cứ loại hình tiền ảo và tiền mã hóa nào, mọi người sẽ chịu rất nhiều rủi ro khi tham gia đầu tư vào các hoạt động đầu tư tiền ảo, sản phẩm ảo. Do đó, cần nâng cao cảnh giác, nếu ai đã tham gia đầu tư vào những hệ thống trên có thể đến cơ quan công an hoặc liên hệ với Cục An ninh mạng và phòngchống tội phạm sử dụng công nghệ cao để trình báo.

Trao đổivới PV Một Thế Giới, luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng Thành viênCông ty luật Basico cho biết điều 217a Bộ luật Hình sự quy định về tội Vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp, như không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc hoạt động không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký thì có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tiền 5 tỉ đồng, 5 năm tù... Còn trường hợp phạm tội có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý theo điều 174 Bộ luật Hình sự; phạm tội có yếu tố sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thì bị xử lý theo điều 290 Bộ luật Hình sự.

"Mọi người cần cẩn trọng trước những lời mờichào từ các app, website, dự án kinh doanh đa cấp mua bán dễ sinh lời hiện nay vì những mô hình kinh doanh đa cấp lấy tiền của người đến sau trả cho người đến trước đều là phạm pháp. Đáng nói là hiện Việt Nam vẫn chưa có khung pháp lý nào quy định về việc kinh doanh tiền ảo nên càng phải cảnh giác để tránh bị thiệt hại", luật sư Trương Thanh Đức khuyến cáo.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến tướng đa cấp: Huy động vốn trái phép trên internet nở rộ, đừng dại dính vào