Đáng lẽ tôi cũng không định viết bài này làm gì, không khéo lại hứng vô số " Gạch đá bởi sự suy nghĩ khác biệt. Trong khi xã hội đang hô hào bình đẳng giới thì tôi tự nghĩ bình  đẳng giới để làm gì, khi chị em đang thiếu điều làm sếp của chúng tôi cả rồi.

Bình đẳng giới để làm gì?

Một Thế Giới | 12/07/2015, 10:05

Đáng lẽ tôi cũng không định viết bài này làm gì, không khéo lại hứng vô số " Gạch đá bởi sự suy nghĩ khác biệt. Trong khi xã hội đang hô hào bình đẳng giới thì tôi tự nghĩ bình  đẳng giới để làm gì, khi chị em đang thiếu điều làm sếp của chúng tôi cả rồi.

Rồi tôi cũng mạnh dạn viết ra, dù những lời này có khi chỉ là giọng thều thào yếu ớt lẩn khuất trong hàng ngàn tiếng “thét ra lửa” của chị em trong xã hội ngày nay. Trước khi trình bày quan điểm của mình thì những lời giới thiệu sơ lược về bản thân sau đây chỉ là dẫn chứng hỗ trợ cho thấy – tôi, một người bình thường về suy nghĩ, giới tính và nhân sinh quan không phải dị biệt.
Tôi là một người đàn ông hơn 30 tuổi, ngoại hình bình thường, “nhan sắc” bình thường, đã có bạn gái và sắp cưới. Tôi lớn lên trong một gia đình có thể được coi là chuẩn mực của xã hội, không phải giàu vật chất nhưng đầy đủ, ba mẹ tôi sau hơn 30 năm chung sống vẫn đang hạnh phúc, dĩ nhiên, lâu lâu có vài lục đục nhỏ.
Dù là con một, nhưng ba mẹ tôi không xem tôi như cậu ấm, ngược lại khá nghiêm khắc. Khi 8 tuổi, tôi đã bắt đầu được hướng dẫn để làm việc nhà, những công việc đơn giản như lau quét nhà, rửa chén của mình, tự giặt và phơi quần áo của mình, cộng với việc tham gia phong trào ngoại khóa… Những điều này đã tạo cho tôi một nền tảng tinh thần kỷ luật và tự giác khá cao.
Từ nhỏ, mẹ tôi đã dạy phải tôn trọng, “ga-lăng” với phụ nữ. Tôi nhớ có lần bà đã nói: "Mẹ chỉ và tập con làm việc nhà, rồi cho đi du học để có kiến thức sau này lo cho gia đình, để con có thể trở thành một người đàn ông của gia đình, giúp cho vợ công việc nhà. Con phải là người đàn ông chung thủy nhưng cũng phải có địa vị xã hội, kiếm được tiền nhưng không được gia trưởng, về nhà chỉ tay năm ngón”.
Đó là mẹ tôi dặn nhé! Tôi không nói mình làm được tất cả hay chưa. Nhưng có vẻ như những gì mẹ tôi muốn tôi làm được thì cũng là những gì mà người phụ nữ khác muốn chồng mình phải làm. Tiếp xúc với những bạn học nữ, đồng nghiệp nữ, người yêu hiện tại và ngay mẹ của tôi nữa, hình như tôi phải trở nên tuyệt vời và… phi thường mới phù hợp tiêu chí?!
Càng để ý, tôi càng thấy hình như phụ nữ họ muốn hơi nhiều từ đàn ông và họ thường ca thán, than phiền về người đàn ông hơn, căn bản là họ luôn đòi quyền bình đẳng, muốn hoàn thành việc xã hội tốt, muốn được công nhận, muốn có vị trí, muốn gia đình hạnh phúc, muốn chồng hiểu thông cảm, muốn con cái ngoan ngoãn, học giỏi, sạch sẽ, muốn độc lập kinh tế, muốn thư giãn spa, muốn du lịch năng động, muốn chồng chung thủy, muốn chồng chia sẻ, muốn quảng giao bạn bè, muốn làm điều mình thích, muốn sống là chính mình… Và cả lô cả lốc các điều chị em muốn. Vâng! Không có nhiều quá đâu các chị em. Cứ muốn nhé!
Còn nhớ khi học và làm việc tại nước ngoài, tôi nhận thấy phụ nữ ở châu Âu và những nước châu Á phát triển, họ rất độc lập. Độc lập thực sự, họ có thể làm mọi thứ kể cả những việc nặng mà không cần đòi hỏi sự giúp đỡ của đàn ông. Ngược lại, đàn ông cũng xem họ là đối thủ thật sự và không cần phải cả nể, lâu lâu cũng vài trường hợp chơi xấu hoặc cay cú nhưng thật sự vẫn bình đẳng. Tất cả đều như nhau và mối quan hệ rất rõ ràng.
Khi về Việt Nam (VN) làm việc, tôi nhận thấy phụ nữ cũng tỏ ra độc lập, tỏ ra kiên cường và thường được mọi người khen "chị ấy rất mạnh mẽ, còn giỏi hơn đàn ông...". Tại sao "giỏi hơn đàn ông" lại được xem là một lời khen khi chúng ta có cùng một xuất phát điểm, cùng bằng cấp? 
Trong công việc, chị em thường nhờ vả nam giới những việc tay chân (dù đôi khi chỉ là bưng bê cái máy tính sang chỗ này chỗ kia). Đó là những chuyện đơn giản thôi! Nhưng vấn đề ở đây là do đâu mà các cô gái của chúng ta thường cho mình có đặc quyền được ưu tiên? Vì suy nghĩ chân yếu tay mềm chăng? Trong khi những việc đó hoàn toàn trong khả năng cũng như không quá nặng nề. Nếu chẳng may, một ngày xấu trời chúng tôi từ chối thì chị em lại cho
rằng "đàn ông gì như đàn bà" hoặc là “ông đó có tính đàn bà”. Tôi buồn cười câu này quá, các chị em đang tự hạ thấp chữ “đàn bà” của quý vị đấy. Nói vậy phải chăng đàn bà căn bản là xấu tính, cứ xấu là “đồ đàn bà”?!
Dẫn chứng thêm về chuyện làm kinh tế, lo cho gia đình và sự hào phóng. Phụ nữ và nam giới, ai cũng có thể làm sếp, nhưng mức hào phóng của sếp nam và sếp nữ thì được đo khác nhau.Công ty tôi có một trưởng phòng là nam với vài nhân viên nữ. Cuối tháng lãnh lương hay
được thưởng sẽ không thiếu màn mua đồ ăn, mua quà tặng các kiểu nhằm nâng cao tinh thần làm việc cho các nhân viên nữ. Rồi thì đi ăn uống sau giờ làm, dĩ nhiên, sếp nam phải móc hầu bao nhưng tiền đem về nhà cho vợ thì cũng không được thiếu. Còn với sếp là nữ thì… thôi không chi cũng không sao, giữ tiền lo cho gia đình, vén khéo nhà cửa. Tốt quá đi chứ!
binh dang gioi
Phụ nữ nhậu " ác chiến" không khác gì cánh mày râu
Người phụ nữ VN thường mong muốn tìm được người chồng tốt, yêu mình, có điều kiện kinh tế khá để nương tựa. Ngày nay đã có rất nhiều họ cũng không nhất thiết phải dựa tất cả vào chồng vì họ có tri thức và khả năng tài chính. Nhưng về căn bản, xã hội vẫn xem việc gánh vác tài chính kinh tế gia đình và nội ngoại hai bên là của người chồng. 
Chiều chiều ghé mấy quán nhậu, hình ảnh chị em ngồi cụng ly không còn xa lạ nữa. Bình đẳng quá đi! Chị nào mà tửu lượng khá là được tâng bốc, được khen “cừ”,uống hơn cả đàn ông. Còn anh nàomà uống hoài chưa xỉn, xem bianhư nước lạnh thì thôi rồi “vợ con khổ vì có chồng như hũ hèm”. Đại loại thế.Nói về chuyện vợ chồng cònphức tạp hơn, vợ giận chồng thì
mắng nhiếc, ngắt nhéo không thương tiếc, dùng tay thùi thụi vào ngực chồng cũng không sao.
Nhưng đàn ông dù trước đó cóthương vợ thế nào, yêu vợ thếnào đi nữa mà nóng giận lỡ taytát vợ một cái thì chắc sẽ gặpcảnh “trời sập, núi đè”, mang tiếng “vũ phu” cả đời với dònghọ nội, ngoại hai bên. Chiều chiều ghé mấy quán nhậu, hình ảnh chị em ngồi cụng ly không còn xa lạ nữa. Bình đẳng quá đi! Chị nào mà tửu lượng khá là được tâng bốc, được khen “cừ”, uống hơn cả đàn ông. Còn anh nào mà uống hoài chưa xỉn, xem bia như nước lạnh thì thôi rồi “vợ con khổ vì có chồng như hũ hèm”. Đại loại thế.
Nói về chuyện vợ chồng còn phức tạp hơn, vợ giận chồng thì mắng nhiếc, ngắt nhéo không thương tiếc, dùng tay thùi thụi vào ngực chồng cũng không sao. Nhưng đàn ông dù trước đó có thương vợ thế nào, yêu vợ thế nào đi nữa mà nóng giận lỡ tay tát vợ một cái thì chắc sẽ gặp cảnh “trời sập, núi đè”, mang tiếng “vũ phu” cả đời với dòng họ nội, ngoại hai bên. 

Thời này không thiếu cảnh vợ đánh chồng, xáng chén, đập bàn. Bình đẳng quá! Mà sao chưa lập ra cho chúng tôi cái “Hội phụ nam” mà chỉ có Hội phụ nữ? Nếu lỡ bị vợ tát cho mấy cái thì chúng tôi phải làm sao?Bây giờ nhà nào có con gái nên mở tiệc ăn mừng, không phải chỉ vì tỉ lệ sinh nam nhiều hơn nữ mà vì xã hội ngày càng tiến hóa, phụ nữ ngày càng bình đẳng với nam giới, bên cạnh đó còn có rất nhiều đặc quyền nhất là phụ nữ. Thời nay phải gọi là gả con trai, chứ không còn gả con gái nữa. Nhà nào có con gái là y như nhà có thêm con, bởi con trai thời này răm rắp nghe lời vợ. Số tôi chắc không tránh khỏi.
Ôi, bàn tới sáng cũng không hết những thiệt thòi của nam nhi thời này. Dù sao đi nữa, tôi vẫn không muốn cãi số phận, cãi lại sự tiến hóa của xã hội, sẽ nghe lời dặn của mẹ tôi mà ráng chu toàn cuộc sống, cố gắng làm mọi thứ tốt nhất có thể, đã là duyên phận và cũng là lựa chọn của mình, đã yêu rồi thì ráng giữ tình cảm không tranh hơn thua. Nếu hơn cũng không được, thì thôi thua cho yên ấm nhà cửa vậy! 
Phước Lộc/ Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một giờ trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình đẳng giới để làm gì?