Blue Origin đang hợp tác với NASA để biến tên lửa New Shepard thành một thiết bị mô phỏng Mặt trăng nhằm thử nghiệm những đổi mới về lực hấp dẫn trên các chuyến bay vũ trụ.

Blue Origin sẽ mô phỏng lực hấp dẫn của Mặt trăng khi phóng tên lửa cho NASA

Long Hải | 16/03/2021, 11:30

Blue Origin đang hợp tác với NASA để biến tên lửa New Shepard thành một thiết bị mô phỏng Mặt trăng nhằm thử nghiệm những đổi mới về lực hấp dẫn trên các chuyến bay vũ trụ.

ten-lua.jpg
Tên lửa New Shepard được phóng trong sứ mệnh NS-14 từ cơ sở của công ty Blue Origin ở tây Texas vào ngày 14.1 - Ảnh: Blue Origin

Blue Origin là công ty tư nhân về nghiên cứu vũ trụ của ông chủ Amazon Jeff Bezos. Bắt đầu từ năm 2022, công ty này có kế hoạch sửa đổi tàu vũ trụ New Shepard để hoạt động giống như một máy ly tâm lớn trên quỹ đạo Trái đất, tạo ra một lực đẩy giống như Mặt trăng đối với các thí nghiệm bên trong tàu vũ trụ.

NASA cho biết các thí nghiệm yêu cầu điều kiện như Mặt trăng thường cần một chuyến bay theo đường parabol (chỉ cung cấp một vài giây trọng lực Mặt trăng) hoặc một máy ly tâm (sẽ bị giới hạn bởi kích thước). Blue Origin sẽ sử dụng Hệ thống kiểm soát phản ứng (RCS) để cung cấp lực hấp dẫn Mặt trăng trong ít nhất hai phút mỗi lần. RCS sẽ sử dụng bộ đẩy tên lửa để kiểm soát việc lái, các đợt lực đẩy nhỏ và điều khiển đa hướng.

“NASA sẽ sớm có nhiều lựa chọn hơn để thử nghiệm những thí nghiệm trong lực hấp dẫn của Mặt trăng nhờ hợp tác với Blue Origin, mang lại khả năng thử nghiệm mới cho hệ thống tên lửa tái sử dụng New Shepard”, NASA cho biết trong một tuyên bố.

quang-canh.jpg
Quang cảnh Trái đất nhìn từ ​​bên trong New Shepard trong sứ mệnh NS-14 - Ảnh: Blue Origin

Chương trình Artemis đã nhận được cam kết mới từ chính quyền Tổng thống Biden, mặc dù chưa có thông tin nào về thời hạn năm 2024 từ thời ông Trump sẽ được giữ nguyên. Tuy nhiên, Mặt trăng vẫn là mục tiêu thăm dò lớn tiếp theo của NASA và họ muốn chuẩn bị công nghệ sẵn sàng cho nhiệm vụ đó.

Theo NASA, việc đưa con người trở lại Mặt trăng có nhiều thách thức, nhưng trở ngại thực sự xảy ra khi các phi hành gia đặt chân lên bề mặt Mặt trăng là lực hấp dẫn của nó bằng 1/6 của Trái đất. Christopher Baker, giám đốc điều hành chương trình Cơ hội bay của NASA, nói rằng điều này có nghĩa là nhiều hệ thống được thiết kế để sử dụng trên Trái đất không hoạt động như dự kiến trong không gian.

Hiện tại, các phi hành gia đã bắt đầu chuyến tàu vũ trụ trong không gian với trọng lực nhân tạo trên Trái đất, nơi họ chìm trong nước trong thời gian dài. Tuy nhiên, hợp tác của NASA và Blue Origin có thể mô phỏng cách mà phi hành đoàn chuẩn bị cho chuyến du hành trên Mặt trăng để trải qua cùng một loại hạn chế hấp dẫn.

“NASA rất vui khi trở thành một trong những khách hàng đầu tiên tận dụng khả năng mới này. Các công nghệ có thể được thử nghiệm bao gồm khai thác đất Mặt trăng, sống nhờ nước hoặc các tài nguyên khác trên Mặt trăng hoặc hệ thống hỗ trợ sự sống và kiểm soát môi trường cho các phi hành gia”, Christopher Baker nói.

Các công ty muốn tham gia các chuyến bay New Shepard có thể thông qua chương trình Cơ hội bay của NASA. Một số công nghệ nhất định được lựa chọn mỗi năm để thử nghiệm trên một trong số các phương tiện do NASA tài trợ. Riêng với các tùy chọn bay thử nghiệm này, Blue Origin hy vọng sẽ hạ cánh trên chính Mặt trăng.

Vào năm 2019, công ty này đã tiết lộ một thiết kế tàu đổ bộ mặt trăng có tên “Blue Moon”, nhằm tham gia vào Chương trình Dịch vụ tải trọng Mặt trăng thương mại (CLPS) của NASA. Tuy nhiên, dù Blue Origin đủ điều kiện cho chương trình CLPS nhưng vẫn chưa nhận được nhiệm vụ ký hợp đồng chính thức.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Blue Origin sẽ mô phỏng lực hấp dẫn của Mặt trăng khi phóng tên lửa cho NASA