Số phận của tờ báo South China Morning Post ở Hồng Kồng thuộc sở hữu Alibaba đang được đặt dấu hỏi?

Bị Trung Quốc bắt bán tờ báo SCMP hàng đầu Hồng Kông, đế chế Alibaba có nguy cơ tan rã

Nhân Hoàng | 16/03/2021, 08:02

Số phận của tờ báo South China Morning Post ở Hồng Kồng thuộc sở hữu Alibaba đang được đặt dấu hỏi?

Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu Tập đoàn Alibaba Group Holding thanh lý tài sản truyền thông của mình, tờ The Wall Street Journal đưa tin hôm 15.3.

Gã khổng lồ thương mại điện tử này sở hữu South China Morning Post (SCMP), tờ báo tiếng Anh 117 năm tuổi có trụ sở tại Hồng Kông.

Động thái này của chính quyền Tập Cận Bình không chỉ dễ dẫn đến sự tan rã của đế chế Alibaba mà còn có khả năng ảnh hưởng đến quyền tự do báo chí ở Hồng Kông, đặc biệt nếu người mua South China Morning Post tiếp theo là một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.

Trung Quốc đã tìm mọi cách để giảm ảnh hưởng của Alibaba với xã hội. Khởi đầu là một công ty thương mại điện tử, Alibaba giờ đây đã chạm đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống người dân Trung Quốc, bao gồm cả ví điện tử của họ thông qua Ant Group.

Tờ Bloomberg cũng báo cáo rằng South China Morning Post nằm trong số các tài sản mà chính phủ Trung Quốc muốn Alibaba bán, trích dẫn một người quen thuộc với vấn đề này.

trung-quoc-bat-alibaba-ban-scmp.jpg
Tòa soạn báo South China Morning Post thuộc sở hữu của Alibaba ở Hồng Kông

Bên cạnh việc mua lại South China Morning Post vào năm 2016, Alibaba đã mạnh tay đầu tư vào các mảng kinh doanh truyền thông bao gồm nền tảng phát trực tuyến giống YouTube là Youku Tudou, công ty giải trí Huayi Brothers và trang chia sẻ video Bilibili.

Alibaba có mối quan hệ hợp tác vốn với nhiều công ty truyền thông nhà nước, nắm giữ cổ phần trong một đơn vị của Mạng Doanh nghiệp Trung Quốc, thuộc Tập đoàn Truyền thông Thượng Hải. Alibaba cũng có mối liên hệ với một đơn vị của đài truyền hình hàng đầu Đài truyền hình Hồ Nam.

Người sáng lập Alibaba - tỷ phú Jack Ma đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ chính quyền ông Tập Cận Bình kể từ bài phát biểu vào tháng 10.2020 chỉ trích các cơ quan quản lý Trung Quốc kìm hãm sự đổi mới.

Đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Ant Group (chi nhánh tài chính của Alibaba) trị giá 37 tỉ USD, dự kiến ​​vào tháng 11.2021, đã bị đình chỉ với việc Alibaba bị điều tra chống độc quyền vào tháng 12.2020. Giám đốc điều hành Ant - Simon Hu đã từ chức hôm 12.3.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền coi truyền thông là cơ quan ngôn luận của chính phủ. Chủ tịch Tập Cận Bình, vốn đã nghiêm khắc với các phương tiện truyền thông truyền thống và internet, có thể khó chịu với việc Alibaba sử dụng tờ báo như South China Morning Post.

"Các nhà chức trách thể hiện lập trường cứng rắn của họ với toàn bộ Tập đoàn Alibaba, vì vậy việc bán tài sản truyền thông có thể là một phần của điều đó. Đây có thể là sự khởi đầu của một sự thúc đẩy để tháo dỡ tập đoàn, bao gồm cả mảng truyền thông", một nguồn tin có quan hệ với chính quyền khu vực cho biết.

Trong bức thư hôm gửi cho các nhân viên của South China Morning Post hôm 16.3 mà Reuters nhìn thấy, Giám đốc điều hành tờ báo, Gary Liu cho biết: “Cam kết của Alibaba với SCMP vẫn không thay đổi, tiếp tục hỗ trợ sứ mệnh và mục tiêu kinh doanh của chúng tôi”.

Các cáo buộc chống độc quyền đe dọa chiến lược thu hút công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn của Alibaba.

Các khoản đầu tư của Alibaba vào các công ty khởi nghiệp đã giảm một nửa trong 4 tháng kể từ khi Ant Group buộc phải hoãn niêm yết trên thị trường chứng khoán vào tháng 11.2020, so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại trông thấy là phản ứng trước sự giám sát chặt chẽ hơn của chính quyền ông Tập Cận Bình, vốn đã cáo buộc Alibaba vi phạm chống độc quyền và chiếm lĩnh thị trường tài chính. Một số ý kiến ​​cho rằng "khối kinh tế Alibaba", vốn đã thống trị lĩnh vực trực tuyến của Trung Quốc bằng cách thu hút các công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn, có thể đã đến đầu nguồn.

Các khoản đầu tư vào công ty khởi nghiệp của Alibaba từ đầu tháng 11.2020 đến cuối tháng 2.2021 ước tính khoảng 2,7 tỉ USD, giảm so với khoảng 6 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước, dựa trên dữ liệu từ công ty thông tin ITjuzi. Số liệu trong khoảng thời gian từ tháng 12.2020, khi các dự án đang triển khai chạy theo lộ trình của chúng, đã giảm gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các số liệu tính đến các vụ mua lại của Alibaba và Ant Group cũng như khoản đầu tư vào các công ty niêm yết. Xem thêm tại đây. 

trung-quoc-bat-alibaba-ban-scmp-1.jpg
Trụ sở chính của Alibaba tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc

Mối quan hệ không mấy êm đẹp giữa tỷ phú Jack Ma với chính quyền Trung Quốc phủ bóng lên thu nhập và tương lai của Tập đoàn Alibaba.

Sau phát ngôn đụng chạm chính quyền ông Tập Cận Bình, tỷ phú 56 tuổi đã im tiếng hơn 3 tháng trước khi xuất hiện trở lại trong video cho quỹ từ thiện của mình vào 20.1.2021. Song vào hôm 1.2, Jack Ma đã bị loại khỏi danh sách các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc do truyền thông nhà nước công bố, trong sự dè bỉu hơn nữa với ông. Xem thêm tại đây.

Bài liên quan
Alibaba đối mặt câu hỏi từ các nhà đầu tư trước nguy cơ đế chế Jack Ma sụp đổ
Sự tái xuất của tỷ phú Jack Ma hôm 20.1 mang lại cho Alibaba sự trợ lực rất cần thiết sau nhiều tháng bị suy đoán về mức độ chính quyền ông Tập Cận Bình sẽ đàn áp nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Song, liều thuốc bổ đó không tồn tại lâu khi các nhà đầu tư trăn trở với những câu hỏi liên quan đến chuyện giá trị vốn hóa thị trường của Alibaba bốc hơi 150 tỉ USD thời gian qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Liên hiệp Các hội KH-KT Việt Nam tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị
8 giờ trước Sự kiện
Ngày 19.9, Đảng ủy Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị quán triệt Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 14.6.2024 của Bộ Chính trị; kế hoạch, hướng dẫn của Đảng ủy khối về Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị Trung Quốc bắt bán tờ báo SCMP hàng đầu Hồng Kông, đế chế Alibaba có nguy cơ tan rã