Ngày 14.11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, thảo luận về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025.

Bộ GD-ĐT đề xuất năm 2025 thi tốt nghiệp THPT có 2 môn bắt buộc

Dạ Thảo - Ảnh: Bộ GD-ĐT | 14/11/2023, 17:30

Ngày 14.11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, thảo luận về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025.

Tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã trình bày dự thảo phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Theo đó Bộ GD-ĐT trình Chính phủ 3 phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trở đi. Cụ thể:

Phương án một: 2 + 2 - thí sinh thi 2 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Phương án hai: 3 + 2 - thí sinh thi 3 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 môn tự chọn (Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Phương án ba: 4 + 2 - thí sinh thi 4 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn tự chọn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).

ha(1).jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực thảo luận về dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT  Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong cả 3 phương án nêu trên, Bộ GD-ĐT đề xuất chọn phương án một với mục đích nhằm giảm tải áp lực thi cử cho thí sinh, tạo điều kiện để các em tự do lựa chọn, phát huy hết khả năng, sở trường học tập. Đồng thời, việc để học sinh tự chọn 2 môn thi giúp các em có định hướng nghề nghiệp, năng lực, sở thích của bản thân.

Bộ trưởng cũng cho biết, trong quá trình khảo sát 17.981 giáo viên, gần 60% chọn phương án 2+2. Đồng thời, phần lớn các chuyên gia, địa phương đồng thuận với phương án này.

Lựa chọn 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi 13 buổi, giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.

Người đứng đầu Bộ GD-ĐT cũng cho biết mục đích tổ chức thi theo phương án này nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người chọn theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Ngành giáo dục sẽ lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông, cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

ptt3-2775.jpg
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi họp

PGS.TS Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: “Làm thế nào để phương án thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT khả thi, chú trọng định hướng nghề nghiệp, cần đảm bảo tính ổn định của phương án. Theo đó, công việc chuẩn bị đòi hỏi công phu, bản lĩnh, kiên định để đảm bảo phương án lựa chọn có tầm nhìn. Cân nhắc yếu tố đầu ra, triển khai thực chất dạy - học, lựa chọn môn thi từ cấp THCS, xác định cho học sinh xu hướng”.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao sự chuẩn bị của Bộ GD-ĐT về dự thảo phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Phó Thủ tướng chỉ đạo: “Hôm nay các thành viên Hội đồng đã chọn phương án 2+2. Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT có đề án toàn diện, bài bản, trong đó có vấn đề rất cụ thể là chuẩn bị ngân hàng đề thi, chuẩn bị các phương án tổ chức thi…”.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý tới việc đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục khi xây dựng đề án về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT đề xuất năm 2025 thi tốt nghiệp THPT có 2 môn bắt buộc