Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có văn bản trả lời trước ý kiến phản ánh SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn nhiều nội dung chưa phù hợp, lãng phí.

Bộ GD-ĐT khẳng định SGK bậc tiểu học được biên soạn để sử dụng lâu dài

Dạ Thảo | 10/03/2023, 22:49

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có văn bản trả lời trước ý kiến phản ánh SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn nhiều nội dung chưa phù hợp, lãng phí.

Theo những ý kiến của cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét việc in SGK và chỉ đạo chương trình dạy học cho học sinh tiểu học hiện nay nhiều nội dung chưa phù hợp, lãng phí. Mỗi trường chọn dạy một loại sách nên khi học sinh phải chuyển trường sẽ rất khó khăn trong học tập vì chương trình không giống nhau. Các bài tập cho học sinh làm trực tiếp vào sách giáo khoa nên học sinh năm sau không sử dụng được dù sách vẫn mới... gây lãng phí.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có văn bản trả lời như sau: Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội đã quy định chương trình và SGK như sau: Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt. SGK cần cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học.

Thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22.12.2017 quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn, tổ chức cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK. Theo đó quy định: Nội dung SGK thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; Các bài học trong sách giáo khoa thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục. SGK được biên soạn để sử dụng lâu dài, nhiều lần (hạn chế học sinh viết, vẽ, làm bài tập trực tiếp vào SGK).

Thực hiện chủ trương trên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ký Quyết định phê duyệt danh mục SGK lớp 1 của 04 nhà xuất bản (NXB)1 (năm 2019); danh mục SGK lớp 2 của 5 NXB (năm 2020) và danh mục SGK lớp 3 của 6 NXB (năm 2021) và hiện nay đang thẩm định SGK lớp 4 của 6 NXB (năm 2022).

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30.1.2020 và Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26.8.2020 hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông là trách nhiệm của Ủy ban nhân các cấp, các cơ sở giáo dục phổ thông để các địa phương tổ chức thực hiện lựa chọn SGK phù hợp, bảo đảm tính ổn định, sử dụng lâu dài, tiết kiệm, tránh gây tâm lý lo lắng cho học sinh và phụ huynh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT khẳng định SGK bậc tiểu học được biên soạn để sử dụng lâu dài