Ngày 23.9, Văn phòng Bộ GD-ĐT có văn bản giải đáp những thắc mắc của dư luận liên quan đến việc dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc ngay từ cấp tiểu học.

Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc dạy tiếng Nga, Trung từ cấp tiểu học

Haiyen | 23/09/2016, 17:34

Ngày 23.9, Văn phòng Bộ GD-ĐT có văn bản giải đáp những thắc mắc của dư luận liên quan đến việc dạy tiếng Nga, tiếng Trung Quốc ngay từ cấp tiểu học.

Văn bản cho biết, tạihội nghị trực tuyến về Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD-ĐT tổ chức đã nêu ralộ trình đưa tiếng Nga, tiếng Trung Quốc trong chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 nămtừ năm 2017. Vấn đề này nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng thời đại hội nhập cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp nên việc dạy tiếng Nga và tiếng Trung Quốc trong trường phổ thông là lạc hậu.

Gửi tới báo chí thông tin chi tiết về đề án, Bộ GD-ĐT cho biết: Đề án ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2016-2020 đặt mục tiêu thí điểm tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Nhật như ngoại ngữ thứ nhất.Ngoại ngữ thứ nhất buộc người học phải lựa chọn để học theo quy định từ năm 2006 của chương trình giáo dục phổ thông. Học sinh được chọn một trong 4thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất, từ lớp 6 đến lớp 12 (hệ 7 năm).Năm 2011, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 2051/QĐ-BGDĐT ngày 18.5.2011 về việc tiếng Nhật được bổ sung dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất hoặc ngoại ngữ thứ 2 tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

“Ngoại ngữ thứ 2” là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc. Tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh. Căn cứ vào ngoại ngữ thứ nhất, học sinh có thể chọn một trong 5 ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ thứ 2. Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ 2. Gần đây, tiếng Đức và tiếng Hàn được Bộ GD-ĐT cho phép dạy học thí điểm như ngoại ngữ thứ 2 ở các địa phương, trường học có nhu cầu và có đủ điều kiện dạy-học.

Tiếng Nga, tiếng Trung là ngoại ngữ được lựa chọn để học phù hợp với từng tình hình thực tế tại các tỉnh và nhu cầu của phụ huynh, học sinh - Ảnh: Nguyễn Dũng

Theo Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020là:Xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: Tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ.

Tổ chức xây dựng các chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng dạy phù hợp với quy định về năng lực, trình độ của mỗi cấp, lớp học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng, thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trong các cơ sở của mình.

Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.Nếu được phê duyệt, Ban Quản lý Đề án ngoại ngữ 2020 sẽ phối hợp với các trường đại học, chuyên gia xây dựng chương trình tiếng Nga và tiếng Trung hệ 10 năm, từ năm học 2017-2018. Việc thí điểm sẽ ở quy mô nhỏ, từ 2 đến 5 lớp mỗi ngoại ngữ. Điều này còn phụ thuộc vào phê duyệt của bộ, điều kiện của địa phương và nguyện vọng của người học.

Cũng liên quan tới vấn đề đề án thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông tại TP.HCM, Bộ GD-ĐT cho biếtBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có cuộclàm việc với lãnh đạo TP.HCM về phát triển giáo dục và đào tạo ở thành phố. Kết luận buổi làm việc, hai bên thống nhất Thành ủy TP.HCM sẽ ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố, đồng thời chỉ đạo UBND thành phố xây dựng Đề án tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Sau buổi làm việc với TP.HCM và kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, Bộ GD-ĐT đã xây dựng và công bố dự thảo phương án thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2017. Theo đó, năm 2017, Bộ tiếp tục tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thống nhất trong cả nước nhằm mục đích xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Bộ sẽ tăng cường phân cấp cho các địa phương thực hiện hầu hết các khâu trong tổ chức thi và xét tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2017 dưới sự giám sát, hỗ trợ của Bộ, bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh.

Bộ GD-ĐTcũng khẳng định, khi nhận được Đề án chính thức của TP.HCM, Bộ sẽ xem xét trên nguyên tắc phù hợp với các quy định chung và các điều kiện đặc thù của thành phố này.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT lên tiếng về việc dạy tiếng Nga, Trung từ cấp tiểu học