Theo Bộ GTVT, hiện nay dự án đang trong quá trình hoàn thiện, đóng điện để chuẩn bị cho công tác căn chỉnh, vận hành chạy thử trên toàn tuyến. Công tác này rất quan trọng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn mới cho phép đóng điện, vận hành thử.

Bộ GTVT chấn chỉnh Tổng thầu dự án tuyến Cát Linh - Hà Đông

Trí Lâm | 27/08/2018, 14:21

Theo Bộ GTVT, hiện nay dự án đang trong quá trình hoàn thiện, đóng điện để chuẩn bị cho công tác căn chỉnh, vận hành chạy thử trên toàn tuyến. Công tác này rất quan trọng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn mới cho phép đóng điện, vận hành thử.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Ban Quản lý dự án đường sắt (QLDA) đề nghị chấn chỉnh công tác căn chỉnh, vận hành thử của Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh thuộc Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Theo Bộ GTVT, hiện nay dự án đang trong quá trình hoàn thiện, đóng điện để chuẩn bị cho công tác căn chỉnh, vận hành chạy thử trên toàn tuyến. Công tác này rất quan trọng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn mới cho phép đóng điện, vận hành thử.

“Việc Tổng thầu EPC tự ý tổ chức cho cán bộ, công nhân viên của Tổng thầu EPC và người thân lên tàu vào thứ 7 ngày 11.8.2018 vừa qua mà không thông báo với Ban QLDA Đường sắt và Tư vấn giám sát đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn trong quá trình vận hành thử, Bộ GTVT yêu cầu Tổng thầu EPC nghiêm túc rút kinh nghiệm và không để tái diễn”, Bộ GTVT nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Ban QLDA Đường sắt, hiện tượng mất an ninh, mất mát vật tư, thiết bị của Dự án vẫn còn xảy ra tại một số nhà ga và khu vực Depot. Mặt khác Dự án đã đóng điện trên toàn tuyến với điện áp 22KV nên việc đảm bảo tuyệt đối an toàn điện là hết sức quan trọng.

Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Đường sắt chỉ đạo Tổng thầu EPC tăng cường lực lượng an ninh, lắp đặt camera, hàng rào cứng trong các nhà ga,bố trí nhân sự bảo vệ 24/24 để kiểm soát người ra vào công trường, tuyệt đối không để những người không có nhiệm vụ ra vào công trường đang thi công.

Cũng theo Bộ GTVT, việc Tổng thầu EPC sử dụng song ngữ Việt - Trung cho các tài liệu, biển chỉ dẫn tạm thời trên công trường nhằm phục vụ công việc của các kỹ sư, chuyên gia người Trung Quốc trên công trường chỉ mang tính chất nội bộ của Tổng thầu EPC. Vì vậy, trước khi in ấn, sử dụng mọi tài liệu phải được Ban QLDA Đường sắt xem xét, chấp thuận và chỉ sử dụng để phục vụ nội bộ, tạm thời trong quá trình thi công. Nghiêm cấm không được đăng tải, phát hành ra bên ngoài, tránh gây hiểu lầm ảnh hưởng đến Dự án.

“Tổng thầu EPC tập trung bố trí đầy đủ nhân lực để đảm bảo hoàn thành các khối lượng công việc còn lại của Dự án theo đúng tiến độ, chất lượng yêu cầu của Dự án. Các nội dung công việc, kế hoạch triển khai phải tuân thủ theo đúng quy định của hợp đồng và tiến độ tổng thể, chi tiết đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Trường hợp Tổng thầu EPC thực hiện các công việc khác ngoài kế hoạch của Dự án thì phải báo cáo Ban QLDA Đường sắt xem xét, chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện”, Bộ GTVT chỉ đạo.

Trước đó, Tổng thầu phát vé đi thử tàu Cát Linh – Hà Đông in song ngữ, tiếng Hoa ở trên, tiếng Việt ở dưới đã khiến dư luận phản ứng. Tổng thầu báo cáo là sáng ngày 11.8có tổ chức hoạt động công đoàn tại trụ sở của Tổng thầu để phát động thi đua và động viên CB-CNV nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm và mục tiêu của dự án.

Tổng thầu Trung Quốctổ chức chuyến tham quan tàu Cát Linh - Hà Đông cho cán bộ, công nhân và người nhà để trải nghiệm dự án. Tổng cộngkhoảng 200 người, trong đó có 40 người Trung Quốc.Người tham gia được phát thẻ lên tàu có in chữ Trung Quốc trước dòng chữ tiếng Việt.

Nội dung dòng chữ thể hiện:"Dự án đường sắt đô thị hạng mục vận hành thử", "Thẻ lên tàu", "Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông".

Theo giải thích của Tổng thầu Trung Quốc, để thuận tiện cho người Trung Quốc lên tàu và kiểm soát đúng người, đơn vịin thẻ song ngữ. Thẻ có giá trị trong ngày, lưu hành nội bộ trong dự án. Kích cỡ chữ song ngữ ngang bằng nhau nhưng vì chữ Trung Quốc tượng hình nên có cảm giác to hơn. Nếu để chữ Trung Quốc nhỏ thì khó đọc.

Đại diện Tổng thầu cũng cho biếtmột số ga trên tuyến dán những thông báo tên ga bằng chữ Trung Quốc để lái tàu, công nhân kỹ thuật người Trung Quốc nhận biết tên ga. Đây là những tờ dán tạm.

Ban Quản lý dự án đường sắt đã có văn bản yêu cầu Tổng thầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay việc đưa người không có chức năng, nhiệm vụ lên tàu.

Ngày 12.8.2018, Ban Quản lý dự án đường sắt đã tổ chức họp chấn chỉnh, nghiêm khắc phê bình Tổng thầu và có văn bản yêu cầu Tổng thầu tập trung triển khai các công việc theo kế hoạch được phê duyệt.

Theo đó, các công việc triển khai không theo kế hoạch, Tổng thầu phải báo cáo và được Ban Quản lý dự án đường sắt chấp thuận trước khi thực hiện. Việc sử dụng, phát hành tài liệu, thông tin liên quan đến dự án phải thực hiện theo đúng điều kiện hợp đồng. Tại cuộc họp, Tổng thầu cũng đã nhận trách nhiệm về sự việc nêu trên và cam kết không tái diễn.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GTVT chấn chỉnh Tổng thầu dự án tuyến Cát Linh - Hà Đông