Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Hà Giang là tỉnh nghèo, khả năng cân đối nguồn lực hạn chế, đang có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, nợ ứng lớn, đề nghị tỉnh nghiên cứu, rà soát lại tính cấp bách, sự cần thiết phải thực hiện dự án trong giai đoạn hiện nay.

Bộ KH-ĐT bác đề xuất xây trung tâm hành chính nghìn tỉ của Hà Giang

15/05/2018, 19:08

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Hà Giang là tỉnh nghèo, khả năng cân đối nguồn lực hạn chế, đang có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, nợ ứng lớn, đề nghị tỉnh nghiên cứu, rà soát lại tính cấp bách, sự cần thiết phải thực hiện dự án trong giai đoạn hiện nay.

Trụ sở tỉnh Hà Giang - Ảnh: Internet

Mới đây, tỉnh Hà Giang có đề xuất Chính phủ cho phép xây dựng trung tâm hành chính mới tập trung của tỉnh. Trong văn bản gửi Chính phủ, tỉnh Hà Giang đề xuất xây dựng trung tâm hành chính tập trung theo hình thức đầu tư xây dựng, chuyển giao và cho thuê dịch vụ (hợp đồng BLT).

Theo tính toán, tổng số tiền tỉnh Hà Giang phải thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BTL trên 1.021 tỉ đồng, trong đó chi phí đầu tư 565,4 tỉ, lãi vay hơn 127 tỉ đồng, chi phí thuê trụ sở 9 năm khoảng 328,7 tỉ đồng. Thời gian trả cả gốc lẫn lãi của dự án là 11 năm, thời gian có doanh thu, thu hồi vốn khoảng 9 năm.

Dự án xây dựng trụ sở hành chính tỉnh Hà Giang dự kiến gồm 2 tòa nhà cao 12 tầng, tổng diện tích xây dựng 29.888m2, cung cấp nơi làm việc cho khoảng 1.284 công chức, viên chức.

Theo văn bản góp ý của Bộ KH-ĐT: "Hà Giang là tỉnh nghèo, khả năng cân đối nguồn lực hạn chế, đang có nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, nợ ứng lớn, đề nghị tỉnh nghiên cứu, rà soát lại tính cấp bách, sự cần thiết phải thực hiện dự án trong giai đoạn hiện nay".

Bộ KH-ĐT đề nghị Hà Giang làm rõ cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án, mức giá thuê dịch vụ hằng năm, và cơ chế chi trả, hoàn vốn cho nhà đầu tư.

Cùng với đó, Bộ yêu cầu tỉnh này làm rõ việc huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm từ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu hay từ nguồn cân đối ngân sách địa phương.

Trong đề xuất xây trung tâm hành chính tập trung, tỉnh Hà Giang đề nghị sử dụng nguồn chi thường xuyên. Bộ KH-ĐT khẳng định: Việc này không phù hợp với quy định hiện hành.

Về đề nghị Chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư dự án từ nguồn ngân sách trung ương, Bộ này cho rằng, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Hà Giang được giao 8.896,5 tỉ đồng. Hiện tổng vốn đầu tư công trung hạn đã được phân bổ, không còn nguồn bổ sung thêm cho tỉnh Hà Giang xây trụ sở.

Hiện Hà Giang vẫn được coi là địa phương có điều kiện đặc biệt khó khăn. Theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh có 74.313 hộ nghèo, chiếm 43,65%, năm 2016 có 7.016 hộ thoát nghèo, hiện tỷ lệ hộ nghèo còn 38,75% số hộ nghèo…

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ KH-ĐT bác đề xuất xây trung tâm hành chính nghìn tỉ của Hà Giang