Theo đại diện Bộ Tài chính, cơ sở đề xuất điều chỉnh khung mức thuế BVMT đối với xăng dầu lên từ 3.000 - 8.000 đồng/lít là giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam hiện nay về cơ bản là đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN.

Bộ Tài chính: Giá xăng dầu thấp là cơ sở tăng khung thuế BVMT lên 8.000 đồng/lít

tuyetnhung | 11/04/2017, 06:13

Theo đại diện Bộ Tài chính, cơ sở đề xuất điều chỉnh khung mức thuế BVMT đối với xăng dầu lên từ 3.000 - 8.000 đồng/lít là giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam hiện nay về cơ bản là đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN.

Vì sao phải điều chỉnh khung thuế BVMT?

Liên quan với đề xuất tăng khung thuế BVMT với mặt hàng xăng dầu từ 1.000 đồng/lít-4.000 đồng/lít (theo luật hiên hành) lên 3.000 đồng/lít-8.000 đồng/lít, trao đổi với báo chí tại cuộc Họp báo thường kỳ quý 1/2017 của Bộ, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) lý giải hiện nay xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở diện rộng. Các nước trên thế giới đã đưa xăng dầu vào đối tượng thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế BVMT nhằm mục đích BVMT với các tên gọi khác nhau như thuế nhiên liệu, thuế năng lượng, thuế phương tiện...

Theo Luật thuế BVMT hiện hành thì xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế với khung thuế từ 1.000-4.000 đồng/lít. Mức thuế BVMT cụ thể hiện hành đối với xăng dầu đã bằng mức tối đa trong khung thuế (nhiên liệu bay) hoặc gần bằng mức tối đa trong khung thuế.

Theo đó, trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thuế BVMT cụ thể đối với xăng dầu để phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ là rất khó, đặc biệt trong điều kiện phải cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế và giá xăng dầu của Việt Nam hiện đang thấp hơn so với giá xăng dầu của các nước. Do đó, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh nâng khung thuế BVMT từ 1.000-4.000 đồng/lít lên 3.000-8.000 đồng/lít.

Theo ông Thi, đề xuất điều chỉnh khung thuế đối với xăng dầu là nhằm chủ động ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới, đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế;

Đảm bảo tính ổn định của Luật, trình UBTVQH kịp thời điều chỉnh mức thuế cụ thể trong khung quy định mà Quốc hội đã giao cho UBTVQH để đảm bảo lợi ích quốc gia trong trường hợp giá dầu thế giới có biến động lớn...

"Hiện Bộ Tài chính đang xây dựng dự án Luật thuế BVMT theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật để trình Chính phủ, trình UBTVQH, trình Quốc hội quyết định", ông Thi cho hay.

3 cơ sở tăng khung thuế BVMT

Ông Thi cũng cho biết trong bối cảnh nước ta hiện nay thì sẽ có 3 cơ sở để tăng khung thuế BVMT. Thứ nhất là hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 11 Hiệp định thương mại tự do. Theo cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thì Việt Nam phải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu.

Thứ hai là giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN. Theo bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 3.4.2017 thì giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đang ở mức thấp (trong 180 nước thì Việt Nam đứng thứ 44 từ thấp đến cao và 136 nước có giá bán lẻ xăng dầu cao hơn Việt Nam, trong đó Philippines đứng thứ 55, Campuchia đứng thứ 58, Thái Lan đứng thứ 88, Lào đứng thứ 97). Với mức giá bán lẻ xăng RON 92 của Việt Nam - cập nhật đến ngày 6.4.2017 là 17.230 đồng/lít, Lào là 4.806 đồng/lít, Campuchia là 2.826 đồng/lít, Thái Lan là 1.166 đồng/lít, Singapore là 16.175 đồng/lít, Philippines là 3.375 đồng/lít, Hồng Kông là 26.518 đồng/lít.

Thứ 3 là tỷ lệ thuế (gồm: thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT, thuế GTGT) trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp (37,24% đối với xăng; 21,14% đối với dầu diesel; 11,5% đối với dầu hỏa; và 18,4% đối với mazút) so với nhiều nước (Hàn quốc là 70,3%; Campuchia khoảng 40%; Lào khoảng 56%).

Khi đề xuất mức thuế BVMT cụ thể thì Bộ Tài chính sẽ phải có các đánh giá tác động của việc điều chỉnh mức thuế đến nền kinh tế trong nước để đảm bảo cùng với các giải pháp cải cách hành chính sẽ không làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam", ông Thichỉ ra.

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường công bố ngày 14.1, Bộ Tài chính đã đề xuất khung mức thuế áp dụng cho xăng (trừ ethanol) là 3.000 - 8.000 đồng/lít so với mức 1.000 - 4.000 đồng/lít hiện nay. Nhiên liệu bay bị áp khung mức thuế từ 3.000 - 6.000 đồng/lít so với hiện nay 1.000 - 3.000 đồng/lít.

Dầu diezel từ mức thuế hiện tại là 500 - 2.000 đồng/lít dự kiến bị tăng lên 1.500 - 4.000 đồng/lít. Các loại dầu mazut, dầu nhờn và mỡ nhờn bị áp khung 900 - 4.000 đồng/lít,kg trong khi mức hiện nay chỉ là 300 - 2.000 đồng/lít,kg.

Các sản phẩm mới được đưa vào diện chịu thuế là xăng E5 và xăng E10 cũng bị đánh thuế bảo vệ môi trường với khung áp dụng 2.700 - 7.200 đồng/lít xăng E5 và 2.500 - 6.800 đồng/lít xăng E10.

Sau khi được công bố, đề xuất trên của Bộ Tài chính đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia cũng như phía dư luận. Theo nhiều ý kiến, nếu mức thuế này tăng lên sẽ đặt áp lực rất lớn lên người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh vốn đang yếu ớt của các doanh nghiệp nội địa.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Tài chính: Giá xăng dầu thấp là cơ sở tăng khung thuế BVMT lên 8.000 đồng/lít