Việt Nam có thể vươn lên vị thế quốc gia thu nhập trung bình cao khi tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7%/năm. Để đạt được điều này thì chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp là điều hết sức quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ông Eric Sidgwich - Giám đốc quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định tại buổi họp báo diễn ra sáng 10.4.

Chuyên gia ADB: Nông nghiệp đang làm chậm tăng trưởng kinh tế Việt Nam

tuyetnhung | 10/04/2017, 13:21

Việt Nam có thể vươn lên vị thế quốc gia thu nhập trung bình cao khi tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7%/năm. Để đạt được điều này thì chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp là điều hết sức quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ông Eric Sidgwich - Giám đốc quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định tại buổi họp báo diễn ra sáng 10.4.

Nông nghiệp - nhân tố làm tăng trưởng kinh tế chậm lại

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2017 dự báo sản lượng nông nghiệp Việt Nam sẽ tăng nhẹ trong năm 2017 trong bối cảnh lương thực toàn cầu tăng. Tuy nhiên, khu vực này tiếp tục tăng trưởng chậm so với lĩnh vực khác của nền kinh tế, theo đó sẽ làm giảm đà tăng trưởng chung.

Ông Aaron Batten - chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)đánh giá lĩnh vực nông nghiệp chính là nhân tố chính làm kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, bởilĩnh vực này chiếm 18% trong tổng số GDP Việt Nam, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của nông nghiệp Việt Nam từ năm 2011 chỉ đạt 2,4%.

Ông Aaron Batten (trái) và ôngEric Sidgwich - Ảnh: TN

Trong khi đó, năng suất lao động cũng được xem là vấn đề then chốt, nhưng sản lượng lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam tính theo một công nhân chỉ bằng 1/3 Indonesia và bằng 1/2 Thái Lan và Philippines.

Ông Eric Sidgwich - Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định: "Cải cách nông nghiệp chính là vấn đề then chốt để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây chính là chất xúc tác cho tăng trưởng tiềm năng. Nếu tăng trưởng nông nghiệp đạt 5%/năm thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt mức hơn 7%/năm".

Nhiềuchuyên gia của ADB kiến nghị để chuyển đổi nông nghiệp tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần giải quyết một số thách thức cơ bản trong chính sách, bao gồm việc tạo điều kiện cho cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong các chuỗi cung ứng nông nghiệp và chế biến sau thu hoạch;xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để hỗ trợ các mặt hàng nông sản mang lại giá trị gia tăng cao hơn;áp dụng các thông lệ quản lý tài nguyên thiện nhiên bền vững hơn, và tích hợp hiệu quả hơn những cân nhắc về biến đổi khí hậu vào trong các quy trình ra quyết định.

Xu hướng tăng trưởng chính năm 2017-2018

ADB cho rằng trong giai đoạn 2017-2018, Việt Nam sẽ tiếp tục đónnhận làn sóng đầu tư nước ngoài lớn. Vốn FDI giải ngân của Việt Nam đã ở mức rất cao trong năm 2016, cùng với vốn cam kết mới. Trong quý 1/2017, vốn giải ngân đạt 3,6 tỉ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ. Theo đó, ADB dự báo mức giải ngân của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2017-2018.

Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh so với các nước ASEAN. Trong khi hầu hết các nước trong khu vực có mức xuất khẩu giảm những năm 2015-2016, thì xuất khẩu của Việt Nam lại được đà tăng trưởng 8,3% mỗi năm. Tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam trong các nước ASEAN tăng từ 7% năm 2009 lên đến 14% năm 2015.

ADB cũng đánh giá cao về triển vọng sáng giá của nhóm thu nhập trung bình mới nổi của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên thời gian tới. Dự tính nhóm có mức thu nhập trung bình hơn 8.500 USD/năm sẽ tăng gấp đôi từ năm 2014 đến năm 2030, lên đến 33 triệu người. Sự gia tăng này sẽ thúc đẩy gia tăng tiêu dùng - động lực tăng trưởng mới của Việt Nam.

Thương mại bán buôn và bán lẻ của Việt Nam hiện đứng thứ 2 trong nhóm các hoạt động kinh tế đóng góp GDP, đạt mức tăng trưởng trung bình 0,8%/năm kể từ 2011. Mức đóng góp này chỉ đứng sau hoạt động sản xuất chế tạo với tăng trung bình 1,4% vào tổng GDP.

"Những mức kỷ lục được duy trì trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ thúc đẩy ngành chế tạo trong nước, đồng thời sẽ giúp tăng nguồn thu từ xuất khẩu của Việt Nam ngay cả khi thương mại khu vực và toàn cầu tiếp tục suy giảm. Tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh của Việt Namđược dự báo sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay lên 33 triệu người vào năm 2030. Điều này sẽ giúp gia tăng tiêu dùng cá nhân và thúc đẩy thương mại bán lẻ", ADB ghi nhận.

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2017 của ABD cũng dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2017 và 6,7% trong năm 2018 nhờ sự gia tăng hoạt động trong các lĩnh vực chế tạo, xây dựng, thương mại bán buôn và bán lẻ, ngân hàng và du lịch.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Năm nay sẽ có 5 - 7 cơn bão đổ vào đất liền
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan của thời tiết nên năm 2024 dự báo sẽ có diễn biến thiên tai phức tạp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia ADB: Nông nghiệp đang làm chậm tăng trưởng kinh tế Việt Nam