Về biên soạn, quản lý SGK và tài liệu tham khảo còn bất cập, Bộ GD-ĐT cần tiếp thu các ý kiến, cầu thị để làm tốt hơn.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Bộ GD-ĐT cần cầu thị để biên soạn, quản lý SGK tốt hơn

Lam Thanh | 08/12/2020, 12:08

Về biên soạn, quản lý SGK và tài liệu tham khảo còn bất cập, Bộ GD-ĐT cần tiếp thu các ý kiến, cầu thị để làm tốt hơn.

Sáng 8.12, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác làm trưởng đoàn làm việc với Bộ GD-ĐT.

mai-tien-dung.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu - Ảnh: VGP

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng của ngành GD-ĐT, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngành GD-ĐT đã phản ứng kịp thời khi chuyển sang học trực tuyến.

Bên cạnh đó, ngành GD-ĐT đã chủ động, linh hoạt trong tổ chức kỳ thi THPT làm 2 đợt, thực hiện đối sánh kết quả thi với điểm học bạ. Kỳ thi được tổ chức tốt, bảo đảm an toàn, hiệu quả, giảm tốn kém cho gia đình học sinh và xã hội. Thành công của kỳ thi được xã hội và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Ngoài ra, ông Dũng cũng ghi nhận trong công tác xây dựng hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý trong lĩnh vực ngày càng được hoàn thiện. Bộ GD-ĐT cũng thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, kết quả vừa qua đã có chuyển biến, chất lượng giáo dục phổ thông, đại trà và mũi nhọn được nâng lên; mạng lưới cơ sở đào tạo được mở rộng ở các cấp; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; quan tâm phát triển giáo dục tại các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

Hơn nữa, lần đầu tiên Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học lọt vào bảng xếp hạng 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; 11 trường đại học vào danh sách các đại học hàng đầu châu Á; 2 trường đại học của Việt Nam lọt trong top 101-150 Bảng xếp hạng thế giới.

Tuy nhiên, ông Dũng nêu, mặc dù có nhiều điểm sáng được đánh giá cao nhưng mong muốn người dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với ngành còn lớn hơn nữa. Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị Bộ GD-ĐT quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, trong đó có việc còn tồn đọng 7 nhiệm vụ còn chưa thực hiện.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ nhà giáo còn nhiều khó khăn, bất cập. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục tại một số địa phương chưa được giải quyết dứt điểm. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương chưa phù hợp...

Tổ trưởng Tổ công tác cũng đề nghị Bộ GD-ĐT quan tâm đến vấn đề bạo lực học đường còn xảy ra ở một số nơi; một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống.

Về biên soạn, quản lý sách giáo khoa và tài liệu tham khảo còn bất cập, tổ công tác đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục tiếp thu các ý kiến, cầu thị để làm tốt hơn.

Báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, ông Trần Quang Nam – Chánh Văn phòng Bộ GDĐT cho biết, trong năm 2020, Bộ GD-ĐT phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 14 văn bản.
Kết quả thực hiện đến thời điểm này, Bộ GDĐT đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành 6/14 văn bản, đạt tỉ lệ 42,9%; đã trình nhưng chưa được ban hành 5/14 văn bản (05 Nghị định của CP và 1 Quyết định của TTgCP), chiếm tỉ lệ 35,7%

Về công tác cải cách thủ tục hành chính, theo ông Nam, thực hiện Nghị định số 63 năm 2010 của Chính phủ, ngay từ đầu năm 2020, Bộ GD-ĐT đã ban hành Kế hoạch Kiểm soát thủ tục hành chính (Quyết định số 204/QĐ-BGDĐT ngày 22.1.2020).

Theo đó, Bộ đã đưa vào rà soát 3 nhóm thủ tục hành chính trọng tâm. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã đơn giản hóa đối với thủ tục xét, cấp học bổng chính sách cho học sinh sinh viên, tiết kiệm được hơn 745 triệu đồng (tương đương 15,7%) chi phí tuân thủ thủ tục hành chính so với trước khi đơn giản hóa.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cắt giảm tổng số chi phí tuân thủ thủ tục hành chính được gần 26 tỉ đồng (tương đương khoảng 28,89% - cách tính chi phí tuân thủ TTHC theo Thông tư số 07/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp).

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, đây là lần thứ 2 Tổ công tác làm việc với Bộ GD-ĐT. Sau mỗi đợt kiểm tra, Bộ GD-ĐT đều rà rà soát, ưu tiên thực hiện các chỉ đạo, tập trung vào những việc cấp bách, cần thiết theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Nhạ, năm 2020 là năm đặc biệt với ngành GD-ĐT do bị tác động của dịch COVID-19, bão lũ miền Trung. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, bên cạnh kế hoạch đặt ra, ngành có rất nhiều nhiệm vụ phát sinh do tình hình thực tiễn. Ngành GD-ĐT đã nỗ lực cố gắng thực hiện nhiệm vụ của mình, một số nhiệm vụ đã hoàn thành và hiện còn đang trong thời gian thực hiện.

"Bộ GD-ĐT sẽ cố gắng nỗ lực, khắc phục những ảnh hưởng do dịch bệnh, lũ lụt để quyết tâm để không nợ đọng văn bản", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.

Đối với cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết đây là cơ hội của ngành. Vừa qua trong thời gian dịch COVID-19, Bộ GD-ĐT đã đẩy mạnh học trực tuyến và bước đầu có kết quả khả quan. Bước đầu có khó khăn nhưng hiệu quả của tiện ích đã là động lực của toàn ngành.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đã có kế hoạch và có sự hỗ trợ của Bộ TT-TT, một số tập đoàn công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của ngành GD-ĐT. Nếu thực hiện tốt kế hoạch chuyển đổi số sẽ là điểm đột phát trong phát triển nhân lực và đào tạo của ngành GD-ĐT.

Bài liên quan
Chính phủ yêu cầu khẩn trương giải trình về sách giáo khoa
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, trong đó yêu cầu tìm giải pháp giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, báo cáo về sách giáo khoa, xử lý tình trạng tín dụng đen, vay nặng lãi...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
30 giây trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Bộ GD-ĐT cần cầu thị để biên soạn, quản lý SGK tốt hơn