Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton cho biết: Không thể loại trừ chiến tranh với Trung Quốc, với Đài Loan là điểm nóng nhất có thể xảy ra.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc lo ngại nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc do điểm nóng Đài Loan

Anh Tú (theo Times) | 18/09/2021, 16:54

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton cho biết: Không thể loại trừ chiến tranh với Trung Quốc, với Đài Loan là điểm nóng nhất có thể xảy ra.

Pháp đã triệu hồi các đại sứ từ Mỹ và Úc về để tham vấn vào đêm qua trong bối cảnh Paris tức giận về một thỏa thuận Aukus đã khiến Úc hủy hợp đồng tàu ngầm đã ký với Pháp.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết lệnh triệu hồi các đại sứ đến từ Tổng thống Macron. Le Drian cho biết việc Úc hủy bỏ hợp đồng lớn mua tàu ngầm động cơ diesel-điện của Pháp để thay thế bằng tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân được chế tạo theo công nghệ của Mỹ và Anh, là không thể chấp nhận được. Thậm chí, ông còn gọi đó là hành động đâm sau lưng.

Mỹ cho biết họ lấy làm tiếc về quyết định triệu hồi đại sứ và sẽ cố gắng trong những ngày tới để giải quyết những khác biệt giữa hai nước.

Pháp nói rằng họ không còn có thể tin tưởng Úc trong các cuộc đàm phán thương mại. Clément Beaune, Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Pháp nói: “Chúng tôi đang đàm phán với Úc. Tôi không thấy làm thế nào chúng ta có thể tin tưởng đối tác Úc thêm nữa”.

Philippe Étienne, đại sứ của Pháp tại Washington, nói rằng ông chỉ được cho biết về hiệp ước vài giờ trước thông báo của Tổng thống Joe Biden khi ông đọc về nó trên các phương tiện truyền thông.

Ông nói với CNN: “Chúng tôi đã không được thông báo cho đến khi chúng tôi xem những tin tức đầu tiên ở Úc và cả ở Mỹ. Chúng tôi muốn trở thành một phần của các chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương”.

Các quan chức ở Mỹ nói rằng họ đã không thể sắp xếp một cuộc trò chuyện với Étienne sớm hơn trong ngày. Trước đó, Úc khẳng định đã thông báo cho Pháp về khả năng hủy “hợp đồng thế kỷ” ngay từ tháng 6.2021. Ngày 17.9.2021, thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết ông đã đề cập vấn đề này với Tổng thống Emmanuel Macron, trái với tuyên bố của Paris là không hề được biết trước.

Thực ra, Pháp cũng đã phần nào biết được kết cục của hôm nay. Nhiều quan chức Pháp thừa nhận rằng những thất bại của Pháp góp phần làm mất hợp đồng. Các nhà bình luận lưu ý rằng vào tháng 1, nhật báo tài chính Les Echos đã báo cáo rằng thỏa thuận đang ở trong "vùng nước hỗn loạn". Le Figaro dẫn lời một quan chức cho biết: “Chính phủ Úc đã mất niềm tin vào khả năng này. . . để giao tàu ngầm đúng thời hạn. Chúng ta đã không hoàn thành công việc đúng cách”.

tau-ngam.jpg
Trong tương lai, tàu ngầm Úc và tàu ngầm Trung Quốc sẽ dễ gặp nhau trên biển hơn

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton cho biết: Không thể loại trừ chiến tranh với Trung Quốc, với Đài Loan là điểm nóng nhất có thể xảy ra. Trung Quốc đã gia tăng sức ép đối với hòn đảo mà họ coi là bộ phận lãnh thổ. Dutton, 50 tuổi, nói với Sky News: “Người Trung Quốc rất rõ ràng về ý định đối với Đài Loan". Về phần Úc, Dutton nhận định: “Chúng tôi chỉ có dân số nhỏ với 25 triệu người. Chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi có những người bạn tốt nhất trên thế giới và chúng tôi đã làm vậy”.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson bị thách thức vì lo ngại rằng hiệp ước Aukus có thể dẫn đến việc Anh bị lôi kéo vào cuộc chiến với Trung Quốc. Trong phản ứng của mình, Johnson không loại trừ bất kỳ điều gì.

Trung Quốc mô tả thỏa thuận này là "một hành động phổ biến hạt nhân trần trụi". Wang Qun, đặc phái viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, cho biết: “Mỹ và Anh đang ngang nhiên giúp đỡ một cường quốc phi hạt nhân như Úc phát triển công nghệ hạt nhân quân sự”.

Paul Keating, cựu thủ tướng thuộc đảng Lao động Úc, nói rằng thỏa thuận đã trói các chính phủ tương lai của Úc vào các cuộc xung đột (giữa Mỹ và Trung Quốc). Tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau, đã phải đối mặt với áp lực từ các đối thủ tranh cử về việc Canada bị loại khỏi hiệp ước. Ông nói rằng hiệp ước này chỉ đơn thuần là một cách để Mỹ bán tàu ngầm hạt nhân cho Úc.

Emily Horne, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã liên hệ chặt chẽ với đối tác Pháp về quyết định triệu hồi Đại sứ Etienne đến Paris để tham vấn. Chúng tôi hiểu hoàn cảnh của họ và sẽ tiếp tục tham gia trong những ngày tới để giải quyết những khác biệt, giống như chúng tôi đã làm ở những thời điểm khác nhau trong suốt quá trình liên minh lâu đời (với Pháp). Pháp là đồng minh lâu đời nhất và là một trong những đối tác mạnh mẽ nhất của chúng tôi, và chúng tôi có lịch sử lâu dài về các giá trị dân chủ được chia sẻ và cam kết hợp tác cùng nhau để giải quyết các thách thức toàn cầu”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Quốc phòng Úc lo ngại nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc do điểm nóng Đài Loan