Ủy ban Tư pháp Hạ viện hôm 8.5 đã bỏ phiếu buộc tội Bộ trưởng Tư pháp William Barr coi thường Quốc hội, leo thang cuộc chiến pháp lý về báo cáo Mueller về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, trong khi Tổng thống Donald Trump viện dẫn đặc quyền hành pháp để chặn việc tiết lộ bản báo cáo.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ bị buộc tội coi thường Quốc hội

Hoàng Vũ | 09/05/2019, 18:16

Ủy ban Tư pháp Hạ viện hôm 8.5 đã bỏ phiếu buộc tội Bộ trưởng Tư pháp William Barr coi thường Quốc hội, leo thang cuộc chiến pháp lý về báo cáo Mueller về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, trong khi Tổng thống Donald Trump viện dẫn đặc quyền hành pháp để chặn việc tiết lộ bản báo cáo.

Trong một nỗ lực nhằm tung ra một thách thức khác đối với ông Trump, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã biểu quyết đề nghị toàn Hạ viện tuyên bố ông Barr, quan chức chấp pháp hàng đầu của Mỹ và là một người được ông Trump bổ nhiệm, có hành vi coi thường Quốc hội sau khi ông thách thức trát buộc giao nộp toàn bộ báo cáo của công tố viên đặc biệt Mueller và bằng chứng làm cơ sở.

“Hiện tại, chúng ta giờ đang lâm vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp”, Jerrold Nadler, Chủ tịch Ủy ban do phe Dân chủ lãnh đạo, nói với các phóng viên sau khi Ủy ban phê chuẩn nghị quyết trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 24-16 theo đảng phái, với phe Dân chủ ủng hộ và phe Cộng hòa phản đối.

Một cuộc biểu quyết ở Hạ viện để tuyên bố Bộ trưởng Tư pháp William Barr có hành vi coi thường Quốc hội có khả năng gây ra một trận chiến ở tòa án, với hình phạt là các khoản tiền và có thể là án tù đối với ông này. Ông Nadler nói cuộc biểu quyết toàn Hạ viện sẽ đến "nhanh chóng" nhưng không nói cụ thể hơn.

Người phát ngôn của Bộ Tư pháp Kerri Kupec cho biết: “Thật đáng thất vọng khi các vị nghị sĩ đại diện cho người dân Mỹ tại Quốc hội lại chọn tham gia màn kịch chính trị không phù hợp như vậy”. Bà cho rằng không ai có thể buộc Bộ phá vỡ luật pháp để tiết lộ nhưng tài liệu mật của tòa án.

Cuộc đối đầu cho thấy tranh chấp ngày càng sâu sắc giữa Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát và Tổng thống Đảng Cộng hòa liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội được ấn định trong Hiến pháp Mỹ nhằm điều tra ông chủ Nhà Trắng, bộ máy chính quyền của ông Trump, gia đình và những lợi ích kinh doanh.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra vài giờ sau khi Nhà Trắng thực hiện một bước khiêu khích, khẳng định đặc quyền hành pháp nhằm ngăn chặn việc công bố toàn bộ báo cáo của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về các hành động của Nga hỗ trợ cho ứng cử viên Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và các bằng chứng liên quan như các cuộc phỏng vấn điều tra.

Được biết, đặc quyền hành pháp hiếm khi được các Tổng thống Mỹ viện dẫn để ngăn các nhánh khác của chính phủ tiếp cận một số thông tin nội bộ của nhánh hành pháp. Ông Trump trước đây chưa thực hiện một động thái như vậy khi đối đầu với Quốc hội.

Hoàng Vũ (theo Reuters)
Bài liên quan
ASML bị Mỹ ngăn bảo trì một số thiết bị chip bán cho Trung Quốc
Peter Wennink, Giám đốc điều hành sắp nghỉ hưu của ASML, hôm 24.4 cho biết chính phủ Mỹ sẽ ngăn công ty Hà Lan bảo trì một số máy từng bán cho khách hàng Trung Quốc trong một số trường hợp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ bị buộc tội coi thường Quốc hội