Trước tình hình dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ ở khu vực phía Nam, nhất là bệnh tay chân miệng và sởi, ngày 12.10 Bộ Y tế đã phối hợp với UBND TP.HCM phát động: “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018”.
Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh hiện nay trên thế giới và khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi... Hiện bệnh sởi đã ghi nhận tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khu vực châu Âu số người mắc bệnh tăng 2,6 lần, khu vực Tây Thái Bình Dương tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Tại Việt Nam, dù trong năm 2018 này số ca mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017, nhưng thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng, sởi tại một số địa bàn. Đó là nhữngnơi ởTP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nộicó sựtập trung đông dân cư, mật độgiao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao...
Theo nhận định của Bộ Y tế,trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp.Ngoài nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào nước ta, thì các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn bùng phát cục bộ.
Ngay saukhi phát động chiến dịch, các đơn vị, các ngành chức năng đã tổ chức vệ sinh khử khuẩn chokhu học tập, vui chơi của trẻtại Trường mầm non Hoàng Yến (phường Linh Trung, quận Thủ Đức), tổ chức tiêm vét vắc xin phòng sởi cho trẻ tại Trạm Y tế phường Linh Trung ( quận Thủ Đức), vàthămkiểm tra các hộ gia đình tại địa bàn quận Thủ Đức về thực hành các biện pháp loại trừ lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống bệnh sốt xuất huyết...
Thông qua chiến dịch truyền thông này, Bộ Y tế kêu gọi sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là sự vào cuộc của chính quyền.
Để chủ động phòng ngừabệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng toilethợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và xử lýhợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Đối với bệnh sởi cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi, hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêmphòng sởi.
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Riêng đối với bệnh sốt xuất huyết các hộ gia đình cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ mùng, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.
Hồ Quang