Mới đây, đứng trước thông tin các bệnh viện sẽ thu phí người nuôi bệnh, rất nhiều người dân có ý kiến trái chiều và bức xúc.

Bộ Y tế sẽ kiểm tra việc thu phí người chăm nuôi bệnh nhân

Hải Yến | 16/04/2019, 17:26

Mới đây, đứng trước thông tin các bệnh viện sẽ thu phí người nuôi bệnh, rất nhiều người dân có ý kiến trái chiều và bức xúc.

Tự chủ tài chính nên cần phải thu?

Hiện tại một số bệnh viện đã thu phí từ 30 ngàn đồng đến 50 ngàn đồng/người chăm sóc bệnh nhân tại giường. Lý giải cho việc thu tiền này, một số lãnh đạo bệnh viện đã cho rằng đó là chi phí trả cho tiền điện, nước, thang máy, bảo trì... của bệnh viện, vì hiện tại những khoản nàyđã bị đội lên rất nhiều do chính những người thân khi chăm sóc bệnh nhân nội trú trong viện sử dụng.

Theo quan điểm của bệnh viện thì hiện nay các bệnh viện đã tự chủ tài chính chứ không được cấp kinh phí nữa nên toàn bộ các khoản phát sinh đều phải tự chi trả, nên việc tăng viện phí ngoài việc đáp ứng một phần kinh phí cho bệnh viện mà còn giúp đảm bảoan ninh trật tự để người bệnh được nghỉ ngơi trong khi dưỡng bệnh.

PGS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế

Về vấn đề này, Bộ y tế thể hiện rõ quan điểm của mình, Thứ trưởngBộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng hiện nay các bệnh viện đã thực hiện tự chủ tài chính, chủ trương của Bộ Y tế cố gắng tạo điều kiện cho các cơ sở y tế làm chủ về kinh phí để có nguồn trả lương cho nhân viên và thực hiện nhiều công tác khác. Do đó theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, những khoản thu hợp pháp, không sai luật thì bệnh viện vẫn được quyền tự chủ thu.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, nhiều người không phải là bệnh nhân vào bệnh viện nhưng sử dụng điện, nước, vệ sinh, ảnh hưởng môi trường. “Bệnh việnphải cử nhân viên hoặc thuê người dọn dẹp vệ sinh và trả tiền cho các khoản điện, nước này. Về nguyên tắc, bệnh viện là đơn vị tự chủ kinh phí nên người vào sử dụng dịch vụ phải trả tiền là hợp lý”. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, thu như thế nào phải hợp lý và phải thông qua phê duyệt theo quy định hiện hành hợp pháp.

Thu tiền thế nào chohợp lý hợp tình?

Hiện nay, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống kê, hầu hết các bệnh viện đều có cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị cũ, thiếu ánh sáng, diện tích khoa, phòng điều trị chật hẹp do kê thêm nhiều giường, các bệnh nhân phải nằm ghép, thậm chí các bệnh viện còn tận dụng cả hành lang, gầm cầu thang để kê giường điều trị.

Tổng số diện tích phòng dành cho bệnh nhân chỉ đạt được khoảng từ 2m2/giường bệnh, trong khi theo quy chuẩn của Bộ Y tế thì thiết kế mỗi giường bệnh có không gian diện tích 5m2.

Con số đáng quan tâm là tổng số chi tiền giường của năm 2017 đã gấp gần 4 lần so năm 2015 và gấp gần 2 lần so năm 2016. Tính theo tỷ lệ, thì đến năm 2017 tiền giường đã chiếm tới 27,3%, thậm chí tại nhiều bệnh viện, tiền giường chiếm đến 70% tổng chi, cao gấp hai đến ba lần so với tiền thuốc.

Tình trạng quá tải bệnh viện khiến bệnh nhân phải nằm ghép từ 2, đến 3 - 4 người/giường, nhưng điều đáng nói là khi thanh toán thì bệnh nhân vẫn phải chịu đầy đủ theo công thức 1 người/giường/ngày nhân đơn giá thu phí. Điều này đã gây phản ứng trái chiều của người bệnh lẫn người chăm nuôi bệnhkhi buộc phải đóng phí chăm nuôi người bệnh với giá 30 - 50 ngàn đồng/người.

Bệnh nhân phải nằm ghép giường, chất lượng không đáp ứng được nhu cầu người bệnh khiến người nhà bệnh nhân phản ứng khi bị thu thêm tiền chăm nuôi

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới về quan điểm của mình, Giám đốc bệnh viện Phổi trung ương - PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết hiện nay bệnh viện vẫn chưa thu tiền chăm nuôi người bệnh, bệnh viện sẽ cố cân đối mọi khoản chi tiêu để cho người bệnh cũng như gia đình bệnh nhân hạn chế đóng các khoản phí khi có người bị bệnh.

"Mỗi bệnh viện một quan điểm khác nhau, hiện tại bệnh viện Phổi Trung ương chưa thu phí người chăm bệnh nhân, hoặc ít nhất trong thời gian tới sẽ không thu những khoản phí này", ông Nhung khẳng định.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết sẽ cho kiểm tra lại việc thu phí người chăm nuôi bệnh nhân tại các bệnh viện. nếu xác định có bất hợp lý sẽ có ý kiến chính thức. Đề nghị Sở Ytế nơi nhận được ý kiến phản ánh của gia đình bệnh nhân cũng cần rà soát, căn cứ trên các quy định để chấn chỉnh nếu thực hiện không đúng.

"Trong cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Thông tư 37/2018/TT-BYT đang có hiệu lực, giá viện phí được xây dựng trên cơ sở chi phí trực tiếp và tiền lương để bảo đảm cho việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế. Khi tiến tới thu phí thì bệnh viện phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của chính mình thì mới thu tiền, nhưng trên thực tế đang diễn ra cảnh 1 người đi viện có 2 - 3 người chăm nuôi cũng gây nên áp lực quá tải, các chi phínhư điện nước, vệ sinh tăng lên. Chúng tôi sẽ xem xét cụ thể từng trường hợp để có những đề xuất hợp lý cho các bệnh viện dung hòa giữa thu và chi trong vấn đề tài chính, giảm áp lực cho gia đình bệnh nhân".

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế sẽ kiểm tra việc thu phí người chăm nuôi bệnh nhân