Cơ quan chức năng H.Ngọc Hiển (Cà Mau) đang xác minh làm rõ thông tin ngư dân trình báo bị đưa đi Malaysia đánh bắt thủy hải sản trái phép.

Cà Mau: 5 ngư dân trình báo việc bị đưa đi Malaysia đánh bắt trái phép

22/04/2020, 08:33

Cơ quan chức năng H.Ngọc Hiển (Cà Mau) đang xác minh làm rõ thông tin ngư dân trình báo bị đưa đi Malaysia đánh bắt thủy hải sản trái phép.

Một tàu cá của ngư dân ra khơi đánh bắt hợp pháp - Ảnh:

Thông tin ban đầu, ngày 17.4, anh Trần Tấn Thiên (SN 1998, 22 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cùng 4 ngư dân gồm: Nguyễn Văn Lừng (35 tuổi, ngụ TX.Đồng Xoài, Bình Phước); Nguyễn Thanh Toàn (34 tuổi, ngụ P.12, Q.10, TP.HCM); Giàng A Dế (17 tuổi, ngụ Đăk Glong, Đắk Nông) và Sơn Thái Nguyên (32 tuổi, ngụ H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) xuất bến từ cửa biển Rạch Gốc (H.Ngọc Hiển) để ra khơi đánh bắt.

Khi ra khơi được 1 ngày, Thiên nghe từ các ngư dân khác là tàu cá trên sẽ đi qua vùng biển Malaysia đánh bắt và khi qua đó sẽ rất nguy hiểm, có thể bị hải quân Malaysia bắt giữ. Sau khi nghe thông tin trên, anh Thiên cùng Toàn, Dế, Nguyên, Lừng khống chế thuyền trưởng và bắt buộc đưa tàu cá quay vào bờ.

Đến khoảng 19 giờ ngày 19.4, tàu cá vào và neo đậu ngoài cửa biển Rạch Gốc thì 5 người thuê đò dọc để đi vào bờ. Nhưng khi đó, bất ngờ xuất hiện những người lạ đề nghị 5 người đứng lại để giải quyết công việc. Lo sợ chuyện không hay nên nhóm người của Thiên chia nhau bỏ chạy.

Sau đó, Thiên đến Công an TT.Rạch Gốc (H.Ngọc Hiển) trình báo vụ việc. Riêng Nguyễn Văn Lừng chạy trốn vào nhà 1 người dân ở K.1, TT.Rạch Gốc. Khi vào nhà, Lừng dùng dao khống chế cháu bé con của chủ nhà đề nghị gọi công an.

Khi lực lượng công an đến, Lừng đã thả cháu bé ra và theo lực lượng công an về trụ sở làm việc. Qua làm việc, gia đình cháu bé cũng không yêu cầu xử lý Lừng vì theo họ anh ta đang có tâm lý hoảng sợ và muốn gặp công an chứ không có ý đồ xấu. Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, làm rõ.

Nguyệt Danh

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: 5 ngư dân trình báo việc bị đưa đi Malaysia đánh bắt trái phép