Trung tâm văn hóa thành phố Bamiyan lẽ ra đã có thể hoàn thành một cuộc triển lãm các di sản vào tháng 8 trước, nhưng sự kiện đã phải dừng lại sau khi Taliban chiếm thủ đô Kabul. Những di sản, trong đó có 2 bức tượng Phật cổ nổi tiếng, từng bị Taliban phá hủy.

Các di sản Afghanistan gặp nguy khi Taliban nắm quyền

Cẩm Bình | 12/09/2021, 16:10

Trung tâm văn hóa thành phố Bamiyan lẽ ra đã có thể hoàn thành một cuộc triển lãm các di sản vào tháng 8 trước, nhưng sự kiện đã phải dừng lại sau khi Taliban chiếm thủ đô Kabul. Những di sản, trong đó có 2 bức tượng Phật cổ nổi tiếng, từng bị Taliban phá hủy.

Chuyên gia Philippe Delanghe thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, mọi thứ phải dừng lại, chờ quyết định từ chế độ mới.

Afghanistan nằm trên Con đường tơ lụa huyền thoại, là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh cổ đại. Nay đất nước này một lần nữa rơi vào tay Taliban theo tư tưởng Hồi giáo cứng rắn, làm dấy lên lo ngại hàng loạt di sản sẽ gặp nguy hiểm.

Tháng 3.2001, Taliban dùng thuốc nổ đánh sập 2 tượng Phật 1.500 tuổi được khắc sâu vào núi đá ở thung lũng Bamiyan. Nhiều người lên án đây là một trong những tội ác văn hóa tồi tệ nhất thế giới.

dirk_bamiyan_100921.jpg
Tượng Phật cổ khắc sâu trong núi đá ở thung lũng Bamiyan đã không còn - Ảnh: Straits Times

Hành động phá hủy tượng Phật khiến thế giới chú ý đến tư tưởng Hồi giáo cực đoan, trước khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11.9 cùng năm.

Tháng 2 năm nay, Taliban tuyên bố các di tích tại Afghanistan là một phần của lịch sử, bản sắc, văn hóa đất nước nên phải được bảo vệ, giám sát. Nhưng kể từ khi nắm quyền kiểm soát cho đến nay tổ chức này không nói gì nữa.

Dấu hiệu đáng ngại xuất hiện. Người dân Bamiyan giữa tháng 8 cáo buộc Taliban phá tượng một vị thủ lĩnh nhóm dân tộc thiểu số Hazara, thông tin chưa được xác nhận nhưng trên mạng xã hội có hình ảnh một bức tượng mất đầu.

Kể từ năm 2016, việc phá hủy di sản văn hóa đã bị xem là tội ác chiến tranh.

Nhiều người lo lắng cho Bảo tàng quốc gia Afghanistan tại Kabul, nơi tồn tại qua 2 lần bị cướp bóc trong cuộc nội chiến 1992 - 1996 sau khi Liên Xô rút quân và trong thời gian Taliban cầm quyền1996 - 2001. Nhưng Taliban kiểm soát thủ đô rất nhanh chóng, bảo tàng dường như vẫn bình yên vô sự.

Chỉ một phần ba trong số hàng nghìn đồ vật vô giá tại Bảo tàng quốc gia Afghanistan được đưa vào danh sách thống kê. Giám đốc bảo tàng Mohammad Fahim Rahimi tháng trước cho biết, Taliban cam kết bảo vệ cơ sở văn hóa này, nhưng ông vẫn thấy lo cho đội ngũ nhân viên lẫn số đồ vật họ đang bảo quản.

di337_ne_afghanistan_returned_looted_objects_paid_01.jpg
Bảo tàng quốc gia Afghanistan có hàng nghìn đồ vật vô giá - Ảnh: AP

Nguồn tài trợ quốc tế dành cho công tác bảo vệ văn hóa hiện bị tạm ngừng cung cấp. Không ít người Afghanistan có chuyên môn cũng rời khỏi đất nước hoặc lẩn trốn, vài người cảnh báo lời hứa bảo vệ di tích từ Taliban chỉ là tuyên bố sáo rỗng hòng nhận ủng hộ quốc tế.

Theo ông Mustafa – cựu nhân viên UNESCO từng làm việc tại Bamiyan: “Taliban là những kẻ cực đoan mù chữ, tự hào phá hủy di tích không thuộc Hồi giáo”.

Một quan chức làm việc cho chính quyền Bamiyan kể lại chuyện Taliban đập phá nhạc cụ, đồ vật nghệ thuật thuộc sở văn hóa địa phương sau khi Taliban chiếm đóng nơi đây.

“Tôi buồn nhưng không thể lên tiếng phản đối. Tôi không thể đảm bảo Taliban không buộc tội tôi tôn sùng cá nhân và bắn chết tôi”, vị quan chức chia sẻ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các di sản Afghanistan gặp nguy khi Taliban nắm quyền