Theo thông tin từ Cổng không gian mạng quốc gia, trong năm 2024, các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google và TikTok đã chặn và gỡ bỏ gần 16.000 nội dung vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
Các nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài như: Meta: 34,5 triệu euro; Google: 28,8 triệu USD; Apple: 174 tỉ đồng...
Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple, tiết lộ trong cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng truyền thông Bright (Hà Lan) rằng sự lưỡng lự của công ty với việc tham gia vào trào lưu metaverse là có chủ đích.
Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như: Meta (Facebook), Google, Microsoft, Tiktok, Neflix... đã nộp thuế vào ngân sách nhà nước lên tới hàng chục triệu USD.
Mỹ đang xem xét hạn chế các lô hàng thiết bị sản xuất chip của Mỹ cho các nhà sản xuất chip nhớ ở Trung Quốc gồm cả Yangtze Memory Technologies Co Ltd (YMTC), theo 4 nguồn tin của Reuters.
Bộ Tài chính cho biết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đã kê khai và nộp cho cơ quan thuế Việt Nam 5.111 tỉ đồng. Trong đó, Facebook, Google, Microsoft đã nộp hơn 4.500 tỉ đồng.
Cây viết Nathan Picarsic và Emily de La Bruyère của trang TechCruch xem xét cách Trung Quốc đàn áp các hãng công nghệ lớn được thúc đẩy bởi chính trị trong nước.
3 công ty công nghệ Facebook, Google, Twitter cảnh báo chính quyền Hồng Kông rằng họ có thể ngừng cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ đặc khu nếu giới chức sửa đổi luật bảo vệ dữ liệu.
Giám đốc điều hành (CEO) của Facebook, Google và Twitter đã tham gia phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ hôm 25.3 để thảo luận về tình trạng bạo lực với người gốc Á.
Theo thống kê mới của Hội đồng quốc gia về trẻ em mất tích và bị bóc lột (NCMEC), Facebook đã báo cáo hơn 20 triệu hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em trên nền tảng của mình vào năm 2020.
Facebook hôm 24.2 đã cam kết đầu tư ít nhất 1 tỉ USD vào ngành công nghiệp tin tức trong 3 năm tới, vài ngày sau khi bày tỏ quan điểm với Chính phủ Úc về việc trả tiền cho các hãng tin về nội dung.
Hôm 16.12, Texas và 9 bang khác đã kiện Google, cáo buộc công ty này làm việc với Facebook một cách bất hợp pháp, vi phạm luật chống độc quyền để thúc đẩy hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến vốn đã thống trị của mình.
Hôm 8.12, Úc đã hoàn thành kế hoạch để yêu cầu Facebook và Google trả tiền cho nội dung tin tức trên các phương tiện truyền thông của họ. Đây là động thái đầu tiên trên thế giới nhằm bảo vệ nền báo chí độc lập.