Các nhà khoa học đã phát hiện thấy khi bị sâu bệnh tấn công, thực vật có thể giao tiếp với nhau trong cùng một "ngôn ngữ" bằng cách phát ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds -VOCs) để những loài khác có thể thu bắt các chất này và chuẩn bị đối phó với mối đe dọa.

Các loài thực vật có thể giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung

07/10/2019, 08:07

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy khi bị sâu bệnh tấn công, thực vật có thể giao tiếp với nhau trong cùng một "ngôn ngữ" bằng cách phát ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds -VOCs) để những loài khác có thể thu bắt các chất này và chuẩn bị đối phó với mối đe dọa.

Các loài cây phản ứng với các tín hiệu cảnh báo hóa học và chuẩn bị đối phó với mối đe dọa đáng ngờ - Ảnh: Flickr

Theo Current Biology, một công trình nghiên cứu mới cho thấy thực vật có thể giao tiếp với nhau trong cùng một "ngôn ngữ" khi chúng bị sâu bệnh tấn công.

Nghiên cứu cho thấy thực vật có thể trao đổi thông điệp bằng cách sử dụng các hóa chất được gọi là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds -VOCs). Một số thực vật có thể phát ra các hợp chất đó khi bị sâu bệnh tấn công, trong khi những loài khác có thể thu bắt các chất này và chuẩn bị đối phó.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu Solidago altissima, một loài thực vật có hoa thuộc họ Goldenrod, phân bố rộng khắp Canada, Mỹ và miền Bắc Mexico. Họ đã nghiên cứu cách loài thực vật này phản ứng với ảnh hưởng của bọ cánh cứng ăn lá cây.

Các nhà khoa học đã có một phát hiện tuyệt vời là điều mà một trong những nhà nghiên cứu, giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Cornell, Mỹ, André Kessler, gọi là "giao tiếp kênh mở".

Hóa ra khi thực vật bị tấn công, mùi do hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mang đi trở nên rất giống nhau. Nghiên cứu cho thấy các loài cây lân cận phản ứng với các tín hiệu cảnh báo hóa học và chuẩn bị đối phó với một mối đe dọa đáng ngờ, giống như sự xuất hiện của sâu bệnh.

Giáo sư Andre Kessler giải thích rằng, bằng cách như vậy, dường như tất cả thực vật bắt đầu nói cùng một ngôn ngữ hoặc sử dụng cùng một dấu hiệu cảnh báo để tự do chia sẻ thông tin. Việc trao đổi thông tin không tùy thuộc vào việc chúng có liên quan chặt chẽ với nhau như thế nào.

Chúng ta rất thường thấy khi thực vật bị tấn công bởi mầm bệnh hoặc động vật ăn cỏ, chúng thay đổi sự chuyển hoá của chúng. Nhưng đây không phải là một sự thay đổi ngẫu nhiên - trên thực tế, những thay đổi hóa học và trao đổi chất này giúp chúng đối phó với sâu bệnh. Điều này rất giống với hệ thống miễn dịch của chúng ta mặc dù thực vật không có kháng thể như chúng ta, nhưng thực vật vẫn có thể chống lại mối đe dọa bằng cách sử dụng các hợp chất dễ bay hơi.

Những phát hiện như vậy có thể tìm thấy ứng dụng thực tế trên toàn thế giới. Theo các nhà khoa học, họ đã làm việc hệ thống gọi là kéo - đẩy (push-pull), đang được phát triển ở Kenya bởi Trung tâm sinh lý học và sinh thái côn trùng quốc tế và dựa vào việc điều khiển luồng thông tin để kiểm soát sâu bệnh trên các cánh đồng ngô.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các loài thực vật có thể giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ chung