Một trong những cách chống bị lừa đảo dành cho khách hàng nhẹ dạ cả tin là: Tuyệt đối không truy cập đường link (website) trong tin nhắn được gửi tới từ số điện thoại nào không hiển thị thương hiệu ngân hàng mà mình đang sử dụng dịch vụ.

Các ngân hàng liên tục cảnh báo tình trạng lừa đảo đánh cắp thông tin khách hàng

29/02/2020, 22:17

Một trong những cách chống bị lừa đảo dành cho khách hàng nhẹ dạ cả tin là: Tuyệt đối không truy cập đường link (website) trong tin nhắn được gửi tới từ số điện thoại nào không hiển thị thương hiệu ngân hàng mà mình đang sử dụng dịch vụ.

Ảnh minh họa từ Internet

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) mới đây thông báo tình trạng thời gian gần đây, một số đối tượng thông qua các website, mạng xã hội đã giả mạo lợi dụng uy tín, thương hiệu của Agribank để thu thập, đánh cắp thông tin khách hàng.

Hành vi này được thông qua hình thức gửi tin nhắn, đường link với nội dung như: mẫu đăng ký vay vốn trực tuyến của ngân hàng; thông báo khách hàng đã trúng thưởng theo chương trình của ngân hàng; thông báo khách hàng nhận được tiền từ nước ngoài do người thân gửi... và yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link giả mạo như trên và cung cấp các thông tin về tên truy cập, mật khẩu truy cập, mã OTP, thông tin thẻ hoặc các thông tin cá nhân khác để xác nhận.

Đối tượng lừa đảo có thể sử dụng các chiêu thức lừa đảo nêu trên để yêu cầu khách hàng cài đặt ứng dụng đánh cắp thông tin đăng nhập, mật khẩu, OTP sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản (đặc biệt đối với các khách hàng sử dụng điện thoại thông minh).

Agribank khẳng định hiên chưa triển khai sản phẩm cho vay trực tuyến. Việc tiến hành tiếp nhận thông tin của khách hàng có nhu cầu vay vốn được thực hiện tại trụ sở làm việc của 2.300 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Agribank cũng không cung cấp bất cứ hình thức đăng ký vay vốn, sử dụng dịch vụ trực tuyến nào đến khách hàng thông qua hình thức gửi tin nhắn, thư điện tử (email), website, mạng xã hội... để yêu cầu cung cấp thông tin thông tin cá nhân của khách hàng dưới mọi hình thức. Vì vậy, các yêu cầu cung cấp thông tin như trên (nếu có) đều là giả mạo.

Với những lời cảnh báo tương tự đưa ra ngay đầu năm 2020 và mới nhất là hôm nay (29.2), Vietcombank cũng khẳng định họ "không bao giờ" gửi đường link hoặc liên hệ khách hàng để yêu cầu cung cấp thông tin đăng nhập dịch vụ, mã xác thực giao dịch hoặc bất kỳ thông tin cá nhân của khách hàng dưới mọi hình thức.

Gần đây, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) còn cảnh báo tình trạng xuất hiện chiêu lừa đảo qua email, tin nhắn có nội dung liên quan đến dịch bệnh để phát tán mã độc, lấy thông tin tài khoản ngân hàng của khách.

Hiện các thông tin cập nhật về dịch bệnh và cách phòng tránh dịch thường xuyên được gửi tới người dùng thông qua email, tin nhắn hoặc các ứng dụng mạng xã hội. Một số đối tượng đã lợi dụng hoạt động này để gửi email phát tán mã độc hoặc lừa người dùng cung cấp thông tin bằng email.

Các email, tin nhắn lừa đảo có tiêu đề và nội dung liên quan đến coronavirus và sau đó yêu cầu người dùng truy cập vào đường dẫn đính kèm trong email. Khi truy cập hoặc đơn giản chỉ mở email, tin nhắn, thiết bị của người dùng có khả năng cao bị mã độc xâm nhập và đánh cắp thông tin. Một vài trường hợp khác, đối tượng yêu cầu người dùng cung cấp thông tin đăng nhập internet banking để chiếm đoạt tiền từ tài khoản.

Để bảo mật thông tin và tài sản cá nhân, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng:

. Tuyệt đối không đăng nhập dịch vụ Internet Banking từ website lạ, ngoài website chính thức và ứng dụng E-Mobile Banking tại AppStore/Google Play, để giao dịch ngân hàng điện tử, nói cách khác là tuyệt đối không truy cập đường link trong các tin nhắn gửi tới từ số điện thoại không hiển thị thương hiệu ngân hàng.​

. Không tiết lộ tên đăng nhập (username), mật khẩu truy cập/mã PIN của bất kỳ dịch vụ ngân hàng điện tử, mã OTP, mã PIN của ứng dụng Smart OTP, số thẻ, số tài khoản cho bất cứ ai qua bất kỳ kênh nào như: điện thoại, email, mạng xã hội, ứng dụng, website, đường link lạ.

. Thường xuyên thay đổi mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Đặt mật khẩu đủ từ 8 ký tự trở lên, kết hợp chữ hoa và chữ thường, chữ số; không sử dụng mật khẩu có chứa thông tin mang tính cá nhân mà người khác dễ dàng suy đoán như ngày tháng năm sinh, số điện thoại, biển số xe, tên bản thân, tên của người thân như vợ chồng, con, dãy số liên tục đơn giản như 1234567…

. Khi có bất kỳ nghi vấn gì hãy tạm thời khóa hoặc đổi mật khẩu dịch vụ, liên hệ ngay với trung tâm hỗ trợ khách hàng của chính ngân hàng mà mình đang sử dụng dịch vụ.

T.Anh

Bài liên quan
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng ngừa tội phạm cướp ngân hàng
Ngày 21.11, Công an TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân hàng trên địa bàn TP.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các ngân hàng liên tục cảnh báo tình trạng lừa đảo đánh cắp thông tin khách hàng