Sau động thái mới nhất của Tổng công ty Vận tải thủy Vivaso là cắt bảo hiểm của 30 cán bộ nhân viên, sáng 17.1, các nghệ sĩ đã đồng loạt giăng băng rôn phủ kín trụ sở hãng ở 4 Thụy Khuê để bày tỏ bức xúc.

Các nghệ sĩ Hãng phim truyện VN 'biểu tình' vì bị cắt lương và bảo hiểm trước Tết

Hải Yến | 17/01/2019, 15:40

Sau động thái mới nhất của Tổng công ty Vận tải thủy Vivaso là cắt bảo hiểm của 30 cán bộ nhân viên, sáng 17.1, các nghệ sĩ đã đồng loạt giăng băng rôn phủ kín trụ sở hãng ở 4 Thụy Khuê để bày tỏ bức xúc.

Các nghệ sĩ (đạo diễn, diễn viên) và nhân viên đã treo băng rôn từ ngoài đường, ngay phía dưới cổng chào của Hãng phim và những khu vực xung quanh.

Theo chia sẻ của một số nghệ sĩ trong sáng nay, việc cắt lương được thực hiện từ tháng 7.2018, sau đó 3tháng, đến tháng 10, các nghệ sĩ và nhân viên tiếp tục bị Tổng công ty Vận tải thủy Vivaso – đơn vị chủ quản hiện tại, cắt cả BHXH. Ngay sau khi có văn bản thông báo cắt BHXHvào ngày 15.1, các nghệ sĩ không thể liên hệ được với đại diện Vivaso. Họđã kiến nghị lên công đoàn, tuy nhiênChủ tịch Vivaso không có phản hồi.

Trong danh sách 30 nghệ sĩ bị cắt lương, BHXHcó các nghệ sĩ tên tuổi như đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Đức Việt, Trần Chí Thành; nhiều nhà quay phim như Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Thanh Tùng; các nhân viên kỹ thuật hình như Huy Sáng, Huy Minh, Nguyễn Hoàng Linh... và nhiều họa sĩ thiết kế, chuyên gia ánh sáng.Việc cắt bảo hiểm xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các nghệ sĩ. Trước đó, liên quan đến quá trình cổ phần hóa và mức lương không đảm bảo, hàng chục nghệ sĩ đã rời khỏi hãng phim để ra ngoài làm việc.

Các nghệ sĩ căng băng rôn, thể hiện bức xúc khi bị cắt lương và BHXHmấy tháng nay

Chia sẻ với phóng viên, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho hay,cùng với việc phản đối vì bị cắt lương, bảo hiểm, anh em nghệ sĩ còn bày tỏ mong muốn Công ty Vivaso sớm thoái vốn khỏi hãng phim truyện vì công ty này không có định hướng làm phim. "Bộ VH-TT-DL đã yêu cầu chừng nào Vivaso vẫn còn con dấu tại đây, chưa thoái vốn xong vẫn phải đảm bảo quyền lợi của người lao động. Nhưng cho đến nay Vivaso đã ra rất nhiều quyết định gây thiệt hại cho cán bộ, công nhân viên, nghệ sĩ của hãng, thậm chí còn để lại hệ lụy cho sau này".

Hành động cắt lương và bảo hiểm đột ngột của Vivaso thể hiện đơn vị này đang trong lộ trình thoái vốn ra khỏi Hãng phim truyện Việt Nam sau khi bị Thanh tra Chính phủ kết luận quá trình cổ phần hóa tại hãng có nhiều sai phạm. Tuy nhiên quá trình thoái vốn đang diễn ra rất chậm và nội bộ hãng phim vẫn còn rối ren. "Việc Thanh tra Chính phủ quyết định cho Vivaso thoái vốn nghĩa là đồng ý cho họ rút khỏi hãng phim nhưng lại không có chế tài cụ thể. Phải có chế tài để đưa ra các chính sách mới cho các nghệ sĩ, không gây hệ lụy về mặt tinh thần, vật chất cho Hãng phim truyện Việt Nam. Thoái vốn mà không có kiểm kê, kiểm tra rồi cắt hết bảo hiểm, lương tối thiểu của cán bộ sau khi họ đã có những cống hiến tới vài chục năm, vậy thì làm sao không bức xúc" - đạo diễn Vân lên tiếng.

Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấncho biết: “Việc cắt bảo hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của chúng tôi. Những đạo diễn ngoài 40 như chúng tôi giờ chuyển sang đơn vị mới sẽ rất khó khăn. Quyết định này có tác động lớn đến tâm tư của người còn khả năng cống hiến 10-20 năm nữa. Chúng tôi muốn vấn đề được giải quyết thấu đáo để chúng tôi yên tâm làm việc tiếp”.

Một trong những vấn đề khác được các nghệ sĩ của hãng nêu ra là hiện kho vật liệu nổ bên Đông Anh của hãng gần như không có ai quản lý.

Khi phóng viên liên lạc với đại diện Bộ VH-TT-DL thì người phát ngôn là ông Nguyễn Thái Bình cho biết Bộ đã nắm được tình hình và sẽ có buổi làm việc với Vivaso trong thời gian tới đây để giải quyết.

Còn đại diện Tổng công ty Vận tải thủy Vivaso, ông Nguyễn Danh Thắng cho biết báo chí khi hỏi về vấn đề gì cũng phải email đến công ty để chờ trả lời chứ đại diện tổng công ty không trả lời qua điện thoại hoặc hẹn gặp trực tiếp.

         
   

Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ VH-TT-DL, và lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật.

   

Năm 2016, Hãng phim truyện Việt Nam chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, Tổng công ty Vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị này vào tháng 6 cùng năm. Hiệnhãng mang tên Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ bức xúc vì tình hình chậm lương, lương thấp và không có định hướng làm phim của ban lãnh đạo mới.

   

Ngày 13.10.2017, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra Hãng phim truyện Việt Nam, từ năm 2014 - giai đoạn khởi đầu tiến trình cổ phần hóa - đến khi thành lập công ty cổ phần.

   
Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nghệ sĩ Hãng phim truyện VN 'biểu tình' vì bị cắt lương và bảo hiểm trước Tết