Lãnh đạo 18 đảo quốc Thái Bình Dương, bao gồm cả Úc, xem biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất, đồng thời thúc giục Mỹ quay trở lại thỏa thuận khí hậu Paris.

Các nước Thái Bình Dương muốn Mỹ quay lại thỏa thuận khí hậu Paris

Cẩm Bình | 07/09/2018, 17:29

Lãnh đạo 18 đảo quốc Thái Bình Dương, bao gồm cả Úc, xem biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất, đồng thời thúc giục Mỹ quay trở lại thỏa thuận khí hậu Paris.

Lời kêu gọi được đưa ra tại Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) diễn ra ở Nauru. Trong thông cáo đưa ra, các lãnh đạo tuyên bố: “Biến đổi khí hậu đe dọa sinh kế, an ninh và lợi ích của người dân Thái Bình Dương”.

Thủ tướng Tuvalu Enele Sopoaga khẳng định cắt giảm khí thải nhà kính sẽ không đạt được đột phá nếu quốc gia phát thải lớn nhất là Mỹ thực hiện, nên các nước mong muốn Mỹtái tham gia thỏa thuận Paris.

Tổng thống Donald Trump xem biến đổi khí hậu là “trò lừa bịp”, vì vậy ông đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận Paris với lý do văn kiện này bất lợi với nước này.

Trong khi đó, Trung Quốc lại cam kết chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu. Lập trường của cường quốc châu Á giúp họ mở rộng được ảnh hưởng trong khu vực Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược và giàu tài nguyên.

Tổng thống Mỹ xem biến đổi khí hậu là “trò bịp” - Ảnh: The Atlantic

Thông cáo chung PIF cũng ủng hộ tuyên bố riêng rẽ từ 7 quốc đảo nhỏ tìm kiếm một nghị quyết khẩn cấp để giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C.

Theo Thủ tướng Sopoaga: “Các đảo quốc như Tuvalu sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu giới hạn không thực hiện được. Năm 2030 không còn xa nữa, cháu của chúng ta sẽ lớn lên trong khi Tuvalu, Kiribati, Nauru ngập nước”.

Cẩm Bình (theo Channel News Asia)
Bài liên quan
Hãng robot hình người hàng đầu Mỹ tham gia cuộc đua công nghệ chạy bằng điện do Trung Quốc thống trị
Boston Dynamics, một trong những công ty robot hàng đầu thế giới, tuyên bố sẽ ngừng phát triển robot hình người chạy bằng thủy lực và thay vào đó tập trung chế tạo robot chạy bằng động cơ điện. Đây là phân khúc mà các hãng công nghệ Trung Quốc đang ngày càng thống trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nước Thái Bình Dương muốn Mỹ quay lại thỏa thuận khí hậu Paris