Sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào đầu giờ sáng ngày 9.3 (giờ Việt Nam), đại diện một số định chế tài chính, tổ chức quốc tế, ngân hàng lớn đã đưa ra những đánh giá về tác động của hiệp định này đối với nền kinh tế Việt Nam.

Các tổ chức tài chính nhìn nhận lợi ích của Việt Nam khi ký kết CPTPP

tuyetnhung | 09/03/2018, 14:26

Sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào đầu giờ sáng ngày 9.3 (giờ Việt Nam), đại diện một số định chế tài chính, tổ chức quốc tế, ngân hàng lớn đã đưa ra những đánh giá về tác động của hiệp định này đối với nền kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, báo cáo vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) phát đi cho biết CPTPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam, bổ sung động lực cho mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nói ngay cả khi dựa trên những giả định khiêm tốn thì CPTPP dự kiếnsẽ góp phần làm tăng thêm 1,1% GDP tính đến thời điểm 2030. Với thêm giả định tăng năng suất khiêm tốn, CPTPP sẽ góp phần làm GDP tăng thêm 3,5%.

Hiệp định này dự kiến mang lại lợi ích cho mọi nhóm thu nhập, nhưng những lao động có tay nghề cao và thuộc nhóm có thu nhập 60% từ trên xuống sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Ngoài ra, dự kiến tăng trưởng đầu tư nước ngoài cũng sẽ kéo theo tăng trưởng ngành dịch vụ và tăng năng suất lao động. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và nhờ vậy khuyến khích phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chuyên gia kinh tế WB tại Việt Nam Sebastian Eckardt nhận định CPTPP sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho Việt Nam nhờ tự do hóa thương mại và tăng cường tiếp cận thị trường; đặc biệt sẽ thúc đẩy và tăng tốc quá trình cải cách trong nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau. CPTPP dự kiến sẽ thúc đẩy cải cách trong các lĩnh vực như quản lý cạnh tranh, dịch vụ (dịch vụ tài chính, viễn thôngvà gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm của chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, pháp lý, thâm nhập thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan, khắc phục thương mại...

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt NamôngPhạm Hồng Hải cho rằng các ngành như dệt may, da giày và sử dụng nhiều lao động của Việt Nam vẫn được lợi, bởi Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế giao thương với các nước thành viên hiệp định, đặc biệt là các thị trường như: Canada hay Mexico và trong bối cảnh một số nquốc gia và vùng lãnh thổ đang thể hiện mong muốn tham gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesiavà Philippines, dự kiến nâng lợi ích các bên tham gia lên 3 lần, tương đương 500 tỷ USD/năm.

Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi hiệp định này theolãnh đạo HSBC Việt Nam thìlợi ích của Việt Nam sẽcó phần giảm đi so với tính toán của TPP có Mỹ trước đó. Cụ thể, GDP sẽ chỉ tăng thêm 1,32% thay vì 6,7%, xuất khẩu tăng thêm 4% thay vì 15%.

Theo tin từ Bộ Công Thương, rạng sáng ngày 9.3 (giờ Việt Nam), Bộ trưởng phụ trách Kinh tế của 11 nước gồm: Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã tham gia lễ ký kết chính thức CPTPPtại Chile. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởngCông Thương Trần Tuấn Anh dẫn đầu.

Tại lễ ký kết, bộ trưởng các nước đã thông qua Tuyên bố chung chia sẻ quan điểm cho rằng, bằng việc đạt được các kết quả tiêu chuẩn cao và cân bằng, Hiệp định CPTPP sẽ giúp tăng cường mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế thành viên và thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hiệp định này thể hiện cam kết chung của các nước thành viên đối với hệ thống thương mại hiệu quả, dựa trên quy tắc và minh bạch, có tính mở đối với tất cảnền kinh tế sẵn sàng chấp nhận các nguyên tắc này. Việc các bộ trưởng phụ trách kinh tế - thương mại của 11 nước tham gia CPTPP chính thức ký kết Hiệp định này và đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, gửi đi thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa còn gặp nhiều khó khăn và sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới.

CPTPP dự kiến sẽ giảm thuế nhập khẩu tại 11 quốc gia có tổng GDP hơn 10.000 tỷUSD, chiếm hơn 13% toàn cầu. Với gần 500 triệu dân, đây được đánh giá là một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các tổ chức tài chính nhìn nhận lợi ích của Việt Nam khi ký kết CPTPP