Sau khi các trường ĐH liên tục tung đủ "chiêu" thu hút thí sinh nhưng vẫn thiếu sinh viên một cách trầm trọng do lượng thí sinh ảo quá nhiều, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Bùi Văn Ga đã cho biết sang năm 2017 Bộ sẽ tiếp tục đổi mới kỳ thi theo hướng gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả hơn.
Theo nội dung gửi báo chí từ văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 31.8,Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biếttính đến cuốingày 31.8, theo thống kê đã có 48.860 thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung vào 80.950 lượt trường với 144.600 nguyện vọng. Số liệu này cho thấy rất nhiều thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển bổ sung vào trường duy nhất và bình quân mỗi thí sinh chỉ đăng ký 3 nguyện vọng trên tổng số 6 nguyện vọng các em được phép đăng ký tối đa. Trước đây khi tuyển sinh theo phương thức 3 chung, nhiều trường lấy điểm chuẩn theo trường cho đủ chỉ tiêu tổng thể rồi sau đó cho thí sinh chọn lại ngành trong nội bộ trường. Với quyđịnh đó các trường có thể điền đầy chỉ tiêu ngay nhưng thí sinh không có sự lựa chọn nào khác là phải theo học ngành mà trường còn chỗ.
Thực tế cho thấy nhiều sinh viên học không đúng ngành yêu thích rơi vào trạng thái chán nản, bỏ học giữa chừng. Quy chế năm nay ưu tiên cho thí sinh chọn ngành mà các em yêu thích, không khuyến khích các em “cố” đỗ vào đại học bất kểngành nào. "Khi trao cho thí sinh quyền được lựa chọn như vậy, rõ ràng mỗi thí sinh tùy thuộc hoàn cảnh, ước mơ của mình để đưa ra quyết định phù hợp. Rất nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng không trúng tuyển vào ngành mình yêu thích đã không nộp đơn xét tuyển vào ngành khác mà chấp nhận học lại để sang năm thi" - Thứ trưởng Ga nhận định.
Vào đại học ngày nay không còn là con đường lựa chọn duy nhất nữa mà thí sinh có nhiều sự lựa chọn các con đường khác để lập thân, lập nghiệp. Vì vậy các trường đại học cũng phải điều chỉnh chiến lược phát triển của mình cho phù hợp với tình hình này khi mà thí sinh đòi hỏi chất lượng đào tạo ngày càng cao hơn, yêu cầu khi tốt nghiệp đại học có nhiều cơ hội việc làm hơn.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho rằngkhi mức tăng học phí của các trường lên cao, ngườihọc buộc phải tính toán chọn lựa chọn học nghề hay là học đại học. Thị trường việc làm là yếu tổ ảnh hưởng đầu tiên đến sự lựa chọn của thí sinh. Nếu những năm trước đây khối ngành kinh tế, quản lý, ngân hàng… được nhiều thí sinh lựa chọn thì nay khối ngành kỹ thuật công nghệ tuyển sinh thuận lợi hơn. Năm 2016, quychế không cho phép thí sinh rút/nộp hồ sơ để khắc phục nhữngbất cập. Để giúpthí sinh tránh bớt rủi ro, quychế đã cho phép thí sinh có nhiều nguyện vọng và được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi để nộp vào trường mà mình quyết định nhập học.Nghĩa là khi đã trúng tuyển rồi mà thí sinh thấy không thích ngành/trường đã trúng tuyển các em vẫn còn cơ hội sửa sai bằng cách không nộp giấy chứng nhận kết quả thi để tham gia xét tuyển các đợt tiếp theo.
Đưa ra câu trả lời cho kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, ông Ga cho biếtquan điểm Bộtiếp tục đổi mới thi/xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳngcho năm 2017 và những năm tiếp theo sẽ tuân thủ Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học."Tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đi liền với tăng cường chức năng quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT; tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh, giảm áp lực thi cử, giảm chi phí xã hội; triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi và tuyển sinh; tiếp thu kinh nghiệm thế giới, có lộ trình và bước đi thích hợp, không gây sốc cho thí sinh và xã hội, tiến tới phương án thi, tuyển sinh ổn định, bền vững, thực hiện lâu dài", Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.
Hiện tại tổ công tác của Bộđang hoàn thiện phương án để đưa ra tham khảo ý kiến dư luận rộng rãi trong thời gian tới.
Dạ Thảo