Cảm giác của người Mỹ về dịch bệnh COVID-19 còn tồi tệ hơn khủng bố 11.9 khi họ không thể cùng nhau trong một chiến tuyến trước một kẻ thù cụ thể.

Cảm giác của người Mỹ về dịch COVID-19 còn tệ hơn khủng bố 11 tháng 9

18/03/2020, 14:11

Cảm giác của người Mỹ về dịch bệnh COVID-19 còn tồi tệ hơn khủng bố 11.9 khi họ không thể cùng nhau trong một chiến tuyến trước một kẻ thù cụ thể.

Nhà thờ ở Manhattan - Ảnh: Internet

"Sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, người Mỹ vẫn được cổ vũ để thách thức lại chủ nghĩa khủng bố.

Chúng ta đã không để cho những kẻ khủng bố giành chiến thắng, không cho phép chúng đánh cắp niềm vui hoặc phá vỡ thói quen của mình - dù ít hay nhiều. Dù cảnh giác, thận trọng nhưng chúng ta vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường. Khám phá. Vui chơi.

Hãy đến Disneyworld, Tổng thống Mỹ khi ấy George W. Bush đã nói như lời cam đoan nước Mỹ an toàn sau 11.9.

Nhưng Disneyworld hiện đã đóng cửa. Bóng ma của coronavirus hoàn toàn khác biệt với những khoảnh khắc hoảng loạn hay tàn phá nước Mỹ trước đó. Tôi tiếp tục nghe những so sánh với ngày 11 tháng 9 nói riêng, và tôi hiểu tại sao: Khủng bố bây giờ giống với khủng bố trước kia, giờ vẫn là nỗi đau của sự tổn thương, nhưng điểm khác là sự bất lực và không thể đoán được điều gì tiếp theo", nhà báo Frank Bruni viết trên The New York Times.

Và có một thứ gì đó nghiệt ngã hơn trong thời gian này, một mâu thuẫn tâm lý và cảm xúc ngộp thở đặc biệt trong đại dịch.

"Vào thời điểm mà nhiều người trong chúng ta khao khát nhất là sự trấn an và sự chia sẻ của cộng đồng, chúng ta lại phải lo cách ly. Vào thời điểm mà chúng ta tuyệt vọng nhất và cần thả lỏng, thì chúng ta bị ràng buộc bởi các hạn chế", Bruni triết lý.

Đó không chỉ là hủy bỏ các buổi hòa nhạc hay các cuộc tranh tài thể thao, thậm chí trẻ em sẽ không thể đá bóng cùng nhau, đó không chỉ là thiếu những bữa ăn tại nhà hàng, các bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới hay quẩy tại quán bar mà còn nhiều hơn nữa: Hạn chế tiếp xúc khiến người ta ngộp thở.

Tổng thống Donald Trump vừa đưa ra khuyến cáo là tránh mọi cuộc tụ tập của hơn 10 người. Điều đó đồng nghĩa với việc ngưng hoạt động nhà thờ. Vào lúc này, nhiều người Mỹ cần tìm đến Nhà thờ để làm chỗ dựa tinh thần nhưng các nhà thờ cũng không thể hoạt động. Đây là điều khác so với thời nước Mỹ chấn động bởi khủng bố ngày 11.9.

Quán rượu, nhà hàng: Sau khi bị tàn phá bởi sự kiện 11.9, mọi người đổ xô tới để giúp vực dậy các doanh nghiệp và tìm lại cảm giác bình thường. Nhưng lúc này, sinh hoạt bình thường là đại kỵ trong đại dịch . Người ta phải cư xử bất thường và đẻ thêm tác hại to lớn của đại dịch. Chẳng hạn việc đổ xô đi mua hàng làm đảo lộn xã hội, phá hỏng kết cấu của cuộc sống cộng đồng trong khi chúng ta chung tay cố gắng cứu nó sau thảm họa khủng bố.

Bruni kể: “Vào thứ hai, tôi trông thấy một người bạn trên đường và chúng tôi vội vã tiến về phía nhau, thói quen và tình cảm được thúc đẩy bởi bản năng kết nối của con người. Nhưng khi cách cô ấy khoảng 4 bước chân, tôi đột ngột dừng lại khi tiếng còi lý trí đột nhiên vang lên trong đầu tôi. Khi thấy cô ấy tiếp tục tiến gần, tôi do dự trong lo ngại.

Tôi đã bước lùi lại một chút, và cô ấy dường như nhận ra điều đó và cuối cùng chúng tôi chỉ có thể đứng cách nhau hai feet rưỡi. Chúng tôi âm thầm thiết lập một khoảng cách vật lý khá gần nhưng lại là khoảng ngăn cách tâm lý quá xa. Các nghi thức an toàn hình thành trong đại dịch này là luật bất thành văn và nó nghiệt ngã đáng buồn làm sao”.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảm giác của người Mỹ về dịch COVID-19 còn tệ hơn khủng bố 11 tháng 9