Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) cho rằng mọi hành vi bạo lực trẻ em, dù dưới danh nghĩa gì cũng là sai trái và cần được chấm dứt. Cấm tuyệt đối tất cả các hành vi trừng phạt trẻ em dù là nhân danh giáo dục hay kỷ luật.

Cần cấm tuyệt đối việc trừng phạt trẻ em

Trí Lâm | 22/12/2017, 17:55

Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) cho rằng mọi hành vi bạo lực trẻ em, dù dưới danh nghĩa gì cũng là sai trái và cần được chấm dứt. Cấm tuyệt đối tất cả các hành vi trừng phạt trẻ em dù là nhân danh giáo dục hay kỷ luật.

Ngày 22.12.2017, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tổ chức đối thoại “Lan tỏa yêu thương - Chấm dứt những hình phạt thể chất và tinh thần và Thúc đẩy phương pháp kỷ luật không bạo lực”.

Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc MSD cho biết cần có giải pháp để chấm dứt những hình phạt thể chất và tinh thần trẻ em, đưa ra pháp phương pháp kỷ luật tích cực. “Mọi hành vi bạo lực trẻ em, dù dưới danh nghĩa gì cũng là sai trái và cần được chấm dứt. Cấm tuyệt đối tất cả các hành vi trừng phạt trẻ em dù là nhân danh giáo dục hay kỷ luật”.

Bà Victoria Rhodin Sandström, Bí thư thứ Nhất, Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam nhấn mạnh: “Không có quốc gia nào trên thế giới có thể mang lại sự an toàn, tự do cho trẻ em nếu sử dụng đến các hình thức bạo lực đối với trẻ em. Để bảo vệ trẻ em, cần có sự tham gia của các bên liên quan. Một đất nước quan tâm đến trẻ em cần phải tạo ra hành lang pháp lý để trẻ em được lớn lên an toàn, phát triển toàn diện”.

Vị này cho biết, tại Thụy Điển - quốc gia đầu tiên trên thế giới thông qua đạo luật về chống bạo lực với trẻ em, các hình thức sử dụng bạo lực đều bị nghiêm cấm trong môi trường gia đình cũng như học đường; trẻ em được đối xử công bằng. Luật Cha mẹ và Trẻ em vào năm 1979 cũng quy định trẻ em được tôn trọng và không phải chịu mọi hình thức bạo thực về thể chất và tinh thần.

Đề cập đến Khung pháp lý về bảo vệ trẻ em trên Thế giới và ở Việt Nam, bà Hoàng Thị Tây Ninh, Đại diện Tổ chức cứu trợ trẻ em (SC) cho hay, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em cũng đề cập đến các vấn đề về bảo vệ Quyền trẻ em. Việt Nam cũng đã ký cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu 16.2 về các vấn đề bảo vệ trẻ em.

Theo vị này, hiện nay, đã có 52 nước đã chính thức đưa vào luật cấm các hình thức bạo lực đối với trẻ em. Tiến trình toàn cầu đang hướng đến một thế giới phát triển bền vững, không có bạo lực.

Ở Việt Nam, liên quan đến khung pháp lý về bảo vệ trẻ em có Luật Trẻ em 2016, Luật Hôn nhân và Gia đình 2017, Luật Giáo dục 2005, Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 và Luật Hình sự. Điều 26, Luật trẻ em 2016 ghi rõ trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, không bị bỏ rơi, bỏ mặc, được phát triển an toàn.

Tuy nhiên, vị này cho rằng trong tất cả các luật liên quan đến trẻ em, các hình phạt thể chất và tinh thần vẫn chưa được hiểu đúng mức, chưa được làm rõ ở bất kỳ điều luật nào. Trên thực tế, việc bố mẹ đánh con, quát mắng như một hình thức giáo dục là một hình thức bạo lực với trẻ em và vi phạm pháp luật.

“Việc sử dụng các hình phạt về tinh thần như quát mắng trẻ là thể hiện sự không tôn trọng nhân phẩm của trẻ. Trẻ em nhiều khi bị xem như là “cái thớt” để bố mẹ xả vào những sự căng thẳng, áp lực của mình. Người khác đánh con, mắng con là không được, nhưng tại sao bố mẹ có thể đánh, mắng? Đó chỉ là sự thể hiện quyền lực của bố mẹ. Và không có đánh mắng an toàn”, vị này nói.

Nói về tính khả thi của việc đưa ra Luật cấm các hình phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em, Bà Phan Thị Hiền Anh, Phòng Bảo vệ trẻ em, Cục Bảo vệ trẻ em cho biết, đối với Luật Trẻ em 2016, để ra được Luật, Cục Trẻ em cũng đã trải qua 2 năm để thay đổi từng câu chữ. Quan niệm truyền thống vẫn xem việc đánh, mắng con là việc gia đình là một trong những khó khăn để thay đổi vấn đề.

“Có 3 cấp độ bảo vệ trẻ em: Cấp độ phòng ngừa - Cấp độ hỗ trợ - Cấp độ can thiệp. Do đó, chúng ta nên tập trung vào 2 cấp độ đầu tiên, trước tiên nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, Việc đưa các Luật cấm các hình phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ có thể được xem là phương án cuối cùng. Vấn đề đặt ra ở đây là cần các tài liệu truyền thông và đảm bảo việc tiếp nhận thông tin của công chúng”, bà Hiền Anh nêu.

Bà Hoàng Thị Kim Huệ, Giảng viên Trường đại học Sư Phạm Hà Nộinhấn mạnh: “Một trong những đối tượng mà chúng ta cần lan tỏa đến nhất đó chính là giáo viên”. Giáo dục kỷ luật tích cực chính là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ.

Theo vị này, nếu giáo viên sử dụng biện pháp kỷ luật tích cực sẽ có lợi cho học sinh, giúp các em phát huy năng lực của mình; giáo viên cũng sẽ giảm được áp lực quản lý lớp học, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với học sinh; gia đình và cộng đồng cũng sẽ có những công dân tốt.

“Nuôi dạy trẻ là một hành trình nhiều niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng có nhiều khó khăn vất vả và kỷ luật tích cực là công cụ hữu ích giúp tạo ra con người trưởng thành”, bà Huệ nêu và cho rằng cần hiểu bản chất của kỷ luật tích cực. Đó không phải là 2 nguyên tắc, 3 phương pháp mà đó là sự sáng tạo của tình yêu thương dành cho con. “Mỗi đứa trẻ là một vấn đề và mỗi bố mẹ sẽ có những cách giải quyết vấn đề khác nhau. Và khi chúng ta cho các con tham gia vào công việc chung, chúng ta sẽ thấy trẻ làm được rất nhiều điều tuyệt vời”.

Thanh Long
Bài liên quan
Vì sao TH ra mắt dòng Thức uống Sữa trái cây MISTORI dành riêng cho trẻ em?
Sự xuất hiện của dòng sản phẩm Thức uống Sữa trái cây TH true JUICE milk MISTORI khiến các bé thêm phần hào hứng, tự tin khi lựa chọn sản phẩm dành riêng cho mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần cấm tuyệt đối việc trừng phạt trẻ em