Trong gần 30 tỉ đồng để phòng chống chuột, có hơn 22,5 tỉ đồng là vốn đề xuất ngân sách TP, số còn lại là vốn đối ứng của nông dân. Giai đoạn dự kiến thực hiện kế hoạch phòng chống chuột là 2021-2025.

Cần Thơ dự chi gần 30 tỉ đồng để phòng chống chuột

Nguyên Việt | 13/03/2021, 16:52

Trong gần 30 tỉ đồng để phòng chống chuột, có hơn 22,5 tỉ đồng là vốn đề xuất ngân sách TP, số còn lại là vốn đối ứng của nông dân. Giai đoạn dự kiến thực hiện kế hoạch phòng chống chuột là 2021-2025.

Nội dung trên nằm trong kế hoạch Phòng chống chuột bảo vệ sản xuất trồng trọt giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn TP.Cần Thơ, do ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ ký.

diet-chuot-dong.jpg
Cần Thơ đề xuất chi ngân sách hơn 22,5 tỉ đồng để diệt chuột - Ảnh: Tô Văn

Kế hoạch nêu rõ: về mục tiêu chung là nhằm quản lý tốt việc ngăn ngừa chuột gây hại một cách chủ động, đồng loạt, đúng thời điểm, đúng phương pháp. Liên tục đảm bảo sản xuất thắng lợi các vụ lúa và cây ăn quả, giúp nông dân quản lý tốt và hạn chế tối đa thiệt hại do chuột gây hại tại các quận huyện trên địa bàn TP.

Mục tiêu cụ thể là quản lý được tình trạng chuột gây hại, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra trên các loại cây trồng. Tuyên truyền sâu, rộng bằng nhiều hình thức về loại dịch hại này để người dân biết rõ và quản lý tốt hơn.

Các đơn vị phối hợp thực hiện kế hoạch này sẽ tổ chức tập huấn nông dân và hỗ trợ phòng trừ chuột. Đối với cây lúa, nông dân được tập huấn 1.500 cuộc/5 năm. Thời gian tập huấn 1 ngày/cuộc, 1 cuộc có 30 nông dân tham dự. Đối với cây ăn trái sẽ có 85 cuộc/5 năm, thời gian tập huấn và số lượng nông dân tham gia cũng như trên.

Đối với diện tích cây trồng có nguy cơ bị chuột gây hại, nông dân sẽ được hỗ trợ bẫy chuột. Số lượng 22.500 chiếc bẫy chuột mỗi năm, 5 năm sẽ hỗ trợ 112.500 chiếc bẫy chuột trên tổng diện tích 225.142 ha, trong 5 năm.

Ngoài bẫy, thuốc hỗ trợ sinh học cũng được áp dụng để diệt chuột trên diện tích bị chuột gây hại. Cụ thể sẽ hỗ trợ 1.125 kg/năm, tổng số hỗ trợ 5 năm là 5.625kg thuốc sinh học. Về mô hình bẫy cây trồng với mục tổ chức tiêu diệt chuột cộng đồng, sẽ được thực hiện 7 bẫy/năm, 5 năm là 35 bẫy.

Kế hoạch cũng vạch ra cụ thể công tác tuyên truyền, cụ thể, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống chuột gây hại trên cây trồng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo.

Hằng năm tổ chức hội nghị triển khai và tổng kết để đánh giá tình hình thực hiện và đề ra nhiệm vụ năm tiếp theo. Quy mô 10 cuộc/5 năm, 50 người/cuộc, mỗi cuộc/ngày. Tổ chức phát động phòng trừ chuột mỗi năm một lần. Trong 5 năm, in 2.500 poster, 25.000 tài liệu bướm với nội dung quản lý tình trạng chuột gây hại trên cây trồng. Thực hiện 20 kỳ đăng báo/5 năm, phóng sự, tọa đàm nhằm thông tin tuyên truyền về kết quả diệt chuột.

Kinh phí để thực hiện kế hoạch trên là hơn 29,6 tỉ đồng. Trong đó, hơn 22,5 tỉ đồng là vốn đề xuất ngân sách TP, số còn lại là vốn đối ứng của nông dân. Sở NN-PTNT chủ trì cùng Sở Tài chính, Sở TT-TT, Hội Nông dân, UBND các quận huyện phối hợp thực hiện kế hoạch trên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần Thơ dự chi gần 30 tỉ đồng để phòng chống chuột