Những người vận động hành lang cho Facebook và Google đã phản đối dự luật mới của Mỹ nhằm hỗ trợ các nhà xuất bản tin tức đang gặp khó khăn bằng cách cho phép họ thương lượng tập thể chống lại các công ty công nghệ về chia sẻ doanh thu và các thỏa thuận khác.

Google nói giúp các trang web kiếm 24 tỉ view/tháng khi đối mặt dự luật bão tố ở Mỹ

Nhân Hoàng | 12/03/2021, 22:17

Những người vận động hành lang cho Facebook và Google đã phản đối dự luật mới của Mỹ nhằm hỗ trợ các nhà xuất bản tin tức đang gặp khó khăn bằng cách cho phép họ thương lượng tập thể chống lại các công ty công nghệ về chia sẻ doanh thu và các thỏa thuận khác.

Các nhà lập pháp Mỹ đã đưa ra kế hoạch này tại Quốc hội vào ngày 10.3 nhằm giải quyết sự mất cân bằng quyền lực giữa các hãng tin và những gã khổng lồ công nghệ. Các nhà phê bình cáo buộc công ty công nghệ lớn sử dụng nội dung để tăng lưu lượng truy cập và doanh thu quảng cáo đến nền tảng của họ mà không trả công xứng đáng cho các nhà xuất bản.

Động thái này làm tăng thêm áp lực lên các công ty công nghệ lớn, vốn đang phải đối mặt với các vụ kiện chống độc quyền và đe dọa có nhiều quy định hơn.

Google từ chối bình luận về đề xuất này, khẳng định rằng họ là "một trong những nhà hỗ trợ tài chính lớn nhất thế giới cho báo chí" nhờ doanh thu quảng cáo và phí cấp phép nội dung cung cấp cho các phương tiện truyền thông.

Google cho biết công cụ tìm kiếm của mình đưa người đọc đến các trang web nhà xuất bản 24 tỉ lần mỗi tháng.

google-he-lo-dan-nguoi-doc-den-cac-trang-web-24-ti-lan-thang1.jpg
Facebook, Google chống lại dự luật sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp tin tức ở Mỹ

Cũng phản đối dự luật này là hai nhóm thương mại công nghiệp công nghệ mà Facebook và Google trực thuộc, là Hiệp hội Công nghiệp Máy tính & Truyền thông (CCIA) và NetChoice.

Chủ tịch CCIA - Matt Schruers cho biết: “Đưa tin tức khách quan là một hàng hóa công cộng, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng cách để tài trợ cho hàng hóa công cộng đó bằng cách xây dựng một cartel”.

Trong kinh tế học, cartel là thỏa thuận giữa các công ty cạnh tranh để kiểm soát giá hoặc loại trừ các sản phẩm của một đối thủ cạnh tranh mới trong thị trường. Nó là tổ chức chính thức của người bán hay người mua trong đó các thành viên đồng ý thống nhất giá bán, giá mua, hoặc giảm bớt số lượng hàng sản xuất ra thông qua nhiều chiến thuật khác nhau. Cartel thường xuất hiện trong ngành công nghiệp độc quyền theo nhóm, nơi số lượng người bán hàng ít hoặc hàng hóa được bán tập trung vào một số nhỏ khách hàng. Thành viên cartel có thể thoả thuận về những vấn đề như thiết lập mức giá, giảm tổng số lượng hàng bán, thiết lập mức giá cổ phiếu, phân bổ khách hàng, phân bổ vùng bán hàng, gian lận thầu, thành lập các doanh nghiệp bán hàng chung, thay đổi các điều kiện bán hàng, hoặc tổ hợp của các phương thức trên. Mục đích của những sự thông đồng như vậy (cũng được gọi là các thỏa thuận cartel) nhằm mục đích tăng lợi nhuận của các thành viên bằng cách giảm sự cạnh tranh. Nếu các thành viên không đồng ý trên tỷ lệ phân chia thị trường, họ phải có một kế hoạch phân phối lợi nhuận độc quyền phát sinh thêm do các cartel tạo ra.

Nhóm phản đối phiên bản năm 2019 của dự luật và coi thương lượng chung được đề xuất là một cách hạn chế cạnh tranh.

Phó chủ tịch kiêm Tổng cố vấn NetChoice - Carl Szabo cho biết mục tiêu của ông là hủy dự luật hoặc ít nhất là thuyết phục các nhà lập pháp sửa đổi để nó bị hạn chế với các ấn phẩm nhỏ hơn, ngoại trừ Washington Post hay New York Times.

Một số nhà quan sát trong ngành cho rằng đề xuất này có thể mang lại lợi ích không cân đối cho các công ty cổ phần tư nhân và các quỹ đầu cơ đã kiểm soát các chuỗi báo vừa và lớn. Các tờ báo như Chicago Tribune và Miami Herald được kiểm soát bởi các công ty như Alden Global Capital và Chatham Asset Management.

Dự luật được đưa ra không lâu sau khi Facebook đấu với Úc về số tiền phải trả cho các nhà xuất bản tin tức về nội dung của họ. Trong cuộc chiến, Facebook đã chặn các trang tin tức của Úc và chỉ khôi phục khi chính phủ nhượng bộ.

Facebook từ chối bình luận về dự luật mới ở Mỹ.

Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, đảng viên đảng Dân chủ, người bảo trợ dự luật tại Thượng viện, cho biết tranh chấp ở Úc cho thấy sức ảnh hưởng quá lớn của Facebook và nhu cầu cung cấp cho các nhà xuất bản nhiều đòn bẩy hơn. “Chúng ta phải có một sân chơi đồng đều và cho phép mọi người thương lượng”, bà nói hôm 11.3 trong phiên điều trần trước Quốc hội.

Các nền tảng công nghệ dường như có ít bạn bè trong Quốc hội, nơi các đảng viên Dân chủ tức giận bởi thông tin sai lệch trực tuyến và những người bảo thủ cho rằng quan điểm của họ đã bị bóp nghẹt.

Trong số các nhóm ủng hộ dự luật, David Chavern, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành News Media Alliance, coi thương lượng tập thể là một cách quan trọng để tăng sức mạnh thương lượng của các nhà xuất bản quy mô vừa và nhỏ.

David Chavern cho biết: “Phải có một số loại cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nền tảng và nhà xuất bản ngoài thương lượng tập thể”, đồng thời nói thêm rằng nhóm của ông rất linh hoạt về những gì có thể xảy ra.

Bài liên quan
Mạng xã hội cho fan Trump tái xuất sau khi bị Apple, Google, Amazon tẩy chay
Là dịch vụ truyền thông xã hội phổ biến với người dùng cánh hữu Mỹ và ủng hộ ông Trump, Parler hầu như biến mất sau cuộc bạo động ở Điện Capitol do bị Apple, Google, Amazon tẩy chay. Vừa tái xuất hôm 15.2 (giờ Mỹ), Parler cho biết nền tảng mới của mạng xã hội này được xây dựng trên “công nghệ độc lập, bền vững”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
40 phút trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Google nói giúp các trang web kiếm 24 tỉ view/tháng khi đối mặt dự luật bão tố ở Mỹ