Úc có thể gửi đơn khiếu nại chính thức lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thuế chống bán phá giá của Trung Quốc với lúa mạch, Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham cho biết khi tranh chấp thuế quan giữa hai quốc gia leo thang.

Căng thẳng gia tăng, Úc thề kiện Trung Quốc lên WTO vì áp thuế lúa mạch hơn 80%

Nhân Hoàng | 29/11/2020, 18:45

Úc có thể gửi đơn khiếu nại chính thức lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thuế chống bán phá giá của Trung Quốc với lúa mạch, Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham cho biết khi tranh chấp thuế quan giữa hai quốc gia leo thang.

Tôi hy vọng đó sẽ là kết quả”, Bộ trưởng Thương mại Úc - Simon Birmingham cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ABC hôm 29.11 khi được hỏi liệu một vụ kiện với WTO về lúa mạch có khả thi hay không.

Chúng tôi đang làm việc để xác định chính xác thời điểm và đảm bảo rằng chúng tôi có đầy đủ bằng chứng”, ông Simon Birmingham nói thêm.

Là thị trường xuất khẩu lúa mạch lớn nhất Úc, Trung Quốc đã áp thuế hơn 80% với sản phẩm này vào tháng 5 do phát hiện nó bị bán phá giá ở nước này, làm tổn thương các nhà sản xuất trong nước. Các mức thuế quan được ước tính khiến nền kinh tế Úc thiệt hại lên tới 500 triệu đô la Úc (369 triệu đô la Mỹ) mỗi năm.

Theo trang RT, ông Simon Birmingham cho biết Úc lo ngại về “sự tích tụ các trường hợp từ Trung Quốc về các quyết định thương mại bất lợi” tại cuộc họp của Ủy ban thương mại hàng hóa của WTO vào tuần trước.

“Chúng tôi coi đó là một sự phát triển rất đáng quan tâm. Chúng tôi đang kêu gọi họ thông qua WTO, đồng thời vẫn sử dụng tất cả các quy trình đó trong hệ thống của Trung Quốc để cố gắng giải quyết chúng”, Birmingham lưu ý.

uc-the-kien-trung-quoc-len-wto-vi-ap-thue-lua-mach-hon-80.jpg
Mùa lúa mạch đang được thu hoạch ở phía tây bang New South Wales, Úc - ảnh: AFP

Lúa mạch không phải là sản phẩm duy nhất vướng vào cuộc xung đột âm ỉ giữa Canberra và Bắc Kinh.

Trung Quốc trước đó đã ngừng vận chuyển than Úc, với lượng nhập khẩu trị giá 700 triệu đô la Úc (516 triệu đô la Mỹ) được cho bị chặn từ các cảng Trung Quốc.

Trung Quốc cũng cấm một số lô hàng thịt bò từ Úc và áp thuế hơn 200% với rượu vang của Úc với lý do là bán phá giá. Động thái này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các nhà xuất khẩu rượu vang Úc với thị trường lớn nhất của họ.

"Dù sao thì các hạn chế khác như rượu vang sẽ không phải là đối tượng của vụ kiện lên WTO có thể xảy ra", ông Birmingham nói.

Bộ trưởng Thương mại Úc gọi động thái của Trung Quốc với rượu vang là “áp dụng thuế quan tạm thời” và nói rằng việc này vẫn có thể được thực hiện thông qua các quy trình nội địa của Trung Quốc.

Căng thẳng giữa hai quốc gia đã leo thang trong 3 năm qua, đặc biệt là sau khi Úc cấm hai công ty Huawei và ZTE triển khai 5G vào năm 2018. Tình hình trở nên tồi tệ hơn sau khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của sự bùng phát coronavirus.

Úc hy vọng căng thẳng với Trung Quốc sẽ giảm bớt sau khi hai nước trở thành một phần của một trong những khu thương mại tự do lớn nhất thế giới. Ngày 15.11 vừa qua, 10 quốc gia ASEAN và năm nước châu Á - Thái Bình Dương khác đã ký một thỏa thuận thương mại lớn có tên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Thỏa thuận bao gồm khoảng 2,2 tỉ người với quy mô thị trường kết hợp là 26,2 ngàn tỉ đô la Mỹ hoặc 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới.

Bài liên quan
Kêu gọi điều tra nguồn gốc coronavirus, Úc nhận đòn thù liên tiếp từ Trung Quốc
Trung Quốc vừa hạn chế nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Úc khi quan hệ giữa hai nước ngày càng căng thẳng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Căng thẳng gia tăng, Úc thề kiện Trung Quốc lên WTO vì áp thuế lúa mạch hơn 80%