Các nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này, Mỹ, Nhật và Úc đã bắt đầu các cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất trong hơn 1 thập kỷ qua vào 3.11.

Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Úc bắt đầu tập trận hải quân lớn nhất 10 năm, răn đe Trung Quốc

Nhân Hoàng | 03/11/2020, 17:15

Các nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này, Mỹ, Nhật và Úc đã bắt đầu các cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất trong hơn 1 thập kỷ qua vào 3.11.

Đây được coi là một phần trong nỗ lực nhằm cân bằng sức mạnh kinh tế và quân sự rộng lớn của Trung Quốc trong khu vực.

Năm nay, ngoài Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, cuộc tập trận Malabar được mở rộng thêm cho Úc tham gia để tạo thành một nhóm không chính thức của bốn nền dân chủ lớn nhất ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ, nước đang dẫn đầu nỗ lực tạo dựng một mặt trận chung giữa các đồng minh, về “tâm lý Chiến tranh Lạnh” và định kiến ​​về ý thức hệ.

Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết 5 tàu của hải quân nước này, bao gồm một tàu ngầm, đã được triển khai trong cuộc tập trận cùng tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain (Hải quân Mỹ), chiến hạm HMAS Ballarat (Úc) và tàu khu trục Nhật Bản.

Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, sẽ không có tiếp xúc giữa hải quân 4 nước vì các hạn chế COVID-19 trong giai đoạn đầu của cuộc tập trận kéo dài đến ngày 6.11.

my-an-do-nhat-uc-tap-da-tap-tran-hai-quan-lon-nhat-10-nam-ran-de-trung-quoc.jpg
INS Shakti, tàu chở dầu bổ sung cho hạm đội của Hải quân Ấn Độ, cập cảng Căn cứ Hải quân Changi trong chuyến thăm đến Singapore

Cuối tháng này, Ấn Độ và Mỹ sẽ triển khai tàu sân bay tham gia cuộc tập trận.

"Cuộc tập trận sẽ thể hiện sức mạnh tổng hợp và phối hợp ở mức độ cao giữa các lực lượng hải quân hữu nghị, dựa trên các giá trị chung và cam kết của họ đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở, bao trùm và một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết trong tuyên bố.

Cuộc tập trận diễn ra vào thời điểm nước chủ nhà Ấn Độ đang bế tắc quân sự ở biên giới đất liền khi tranh chấp với Trung Quốc.

Hàng ngàn quân đang áp sát ở phía tây dãy Himalaya, nơi Ấn Độ cho biết quân đội Trung Quốc đã xâm nhập qua biên giới của nước này.

Bắc Kinh phủ nhận bất kỳ sự xâm nhập nào, nói rằng Ấn Độ đã và đang xây dựng đường xá cùng các cơ sở hạ tầng khác trong khu vực tranh chấp, gây ra cuộc khủng hoảng.

Mối quan hệ ngoại giao của Úc với Trung Quốc cũng trở nên tồi tệ trong năm nay sau khi Canberra dẫn đầu các cuộc gọi yêu cầu điều tra quốc tế về đại dịch coronavirus. Để trả đũa, Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại với thịt bò và lúa mạch của Úc.

Ở diễn biến khác, Nhật Bản đang vướng vào tranh chấp với Trung Quốc về quyền sở hữu các đảo ở Biển Hoa Đông.

Cuộc tập trận Malabar ban đầu được tiến hành từ năm 1992 giữa Ấn Độ và Mỹ, nhưng đến 2015 có thêm Nhật Bản tham gia với tư cách thành viên thường trực.

Hôm 20.10 vừa qua, Ấn Độ chính thức mời Úc tham gia cuộc tập trận. Úc cũng từng tham gia cuộc tập trận Malabar vào năm 2007 với tư cách đối tác không thường trực.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Úc - Linda Reynolds, cuộc tập trận Malabar 2020 đánh dấu một cơ hội quan trọng đối với Lực lượng quốc phòng Úc.

“Các cuộc tập trận quân sự cao cấp như Malabar là chìa khóa để nâng cao năng lực hàng hải của Úc, xây dựng khả năng phối hợp hoạt động với các đối tác thân cận của chúng tôi và thể hiện quyết tâm chung của chúng tôi nhằm ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương rộng mở và thịnh vượng”, bà Linda Reynolds cho biết.

Giai đoạn hai của cuộc tập trận hải quân Malabar sẽ diễn ra từ ngày 17 - 20.11 trên biển Ả rập.

Bài liên quan
Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ và Ấn Độ xích lại gần nhau hơn đối phó Trung Quốc
"Mỹ và Ấn Độ phải làm việc cùng nhau để đối đầu mối đe dọa từ Trung Quốc với an ninh và tự do". Ngoại trưởng Mỹ - Mike Pompeo nói điều này hôm 27.10 khi chuẩn bị hội đàm với các nhà lãnh đạo Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Úc bắt đầu tập trận hải quân lớn nhất 10 năm, răn đe Trung Quốc