Mất ngủ tăng nguy cơ đột quỵ lên 83% so với ngủ đủ giấc theo nghiên cứu của ĐH Y khoa Icahn (Mỹ). Không đơn thuần là rối loạn sinh lý, mất ngủ còn được nhìn nhận là nguy cơ tiềm ẩn gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do mất ngủ kéo dài

pr | 29/07/2016, 08:00

Mất ngủ tăng nguy cơ đột quỵ lên 83% so với ngủ đủ giấc theo nghiên cứu của ĐH Y khoa Icahn (Mỹ). Không đơn thuần là rối loạn sinh lý, mất ngủ còn được nhìn nhận là nguy cơ tiềm ẩn gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm.

Theo Quỹ giấc ngủ Vương quốc Anh, hiện có khoảng 30% dân số bị mất ngủ. Tình trạng mất ngủ thường được xem là đặc trưng của tuổi già do chức năng cơ thể suy giảm. Tuy nhiên, tác động của cuộc sống hiện đại như áp lực công việc, lạm dụng rượu bia, lướt mạng xã hội… khiến mất ngủ ngày càng trẻ hóa.

Mất ngủ và nguy cơ đột quỵ “tiềm ẩn”

Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM, chỉ một vài đêm mất ngủ, cơ thể đã phải gánh chịu hệ lụy suy giảm khả năng nhận thức, rối loạn tâm lý: mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày; dễ cáu gắt, hay quên, khả năng tập trung kém…Mất ngủ kéo dài đặc biệt nguy hiểm do tình trạng này thường khởi phát và thúc đẩy nhiều căn bệnh tiềm ẩn: đau đầu, tăng huyết áp, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ.

Người mất ngủ thường “luẩn quẩn” trong vòng vây stress – căng thẳng và các bệnh mãn tính khiến nguy cơ đột quỵ “cận kề”.

Mất ngủ thường đi kèm căng thẳng, stress: 44% bệnh nhân stress, áp lực về công việc, kinh tế, gia đình gặp rối loạn giấc ngủ, theo cảnh báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Đây được coi là “cặp bài trùng” gây họa cho sức khỏe. Căng thẳng, stress tăng quá trình trao đổi chất khiến gốc tự do tăng sinh quá mức, góp phần hình thành xơ vữa động mạch và thoái hóa chức năng não gây mất ngủ. Đồng thời, mất ngủ cũng tác động ngược lại làm tình trạng căng thẳng ngày càng nặng thêm. Mới đây, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cho thấy, áp lực nhiều, làm việc trên 55 giờ mỗi tuần tăng 1/3 nguy cơ đột quỵ.

Mất ngủ làm khởi phát, tăng nặng các bệnh mãn tính: Ngủ ít, mất ngủ sẽ làm tăng hormon Ghrelin kích thích thèm ăn và làm gián đoạn hoạt động của các hormon đốt cháy calo dư thừa trong cơ thể gây thừa cân, béo phì. Đồng thời, mất ngủ còn làm khởi phát hoặc tăng nặng các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường – vốn là yếu tố nguy cơ cao gây đột quỵ. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), nguy cơ tiểu đường tăng 45% ở người bị mất ngủ.

PGS Vũ Anh Nhị cho biết, tình trạng mất ngủ, căng thẳng kéo dài, tăng sản sinh gốc tự do đi kèm và các bệnh mãn tính thúc đẩy hình thành và phát triển các mảng xơ vữa trong động mạch gây thiếu máu não cục bộ. Khi mảng xơ vữa ngày càng dày lên, bong ra kết hợp cùng các yếu tố khác hình thành cục huyết khối có thể kẹt lại tại nhiều vị trí trong mạch máu não, gây tắc mạch, thậm chí vỡ mạch làm xảy ra tình trạng đột quỵ.

Giải pháp khôi phục giấc ngủ tự nhiên, phòng nguy cơ đột quỵ

Xác định mối liên hệ giữa mất ngủ và đột quỵ với sự tăng sinh quá mức các gốc tự do, các nhà khoa học cho rằng, để có giấc ngủ ngon, đúng sinh lý giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ cần có giải pháp cải thiện mất ngủ từ gốc bằng cách kiểm soát, “dọn dẹp” gốc tự do và chăm sóc não bộ.

Gần đây, nhờ sự tiến bộ của sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy hai hoạt chất sinh học thiên nhiên quý Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) được chứng minh có tác dụng ưu việt chống gốc tự do. Hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu; ngăn chặn và làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối; tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không gián đoạn.

Đồng thời hai hoạt chất trong Blueberry còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể, khôi phụcchức năng truyền dẫn thần kinh và đảm bảo hoạt động của trung khu thần kinh điều khiển giấc ngủ tự nhiên. Từ đó, giúp phục hồi các chức năng não bộ, phòng tránh nguy cơ tổn thương não, đột quỵ.

Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTiV giúp chống gốc tự do, chăm sóc não và cải thiện mất ngủ.

Ngoài việc bổ sung tinh chất chuyên biệt cho não, mỗi người nên có kế hoạch làm việc hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress; nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động thường xuyên; hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá…không chỉ giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ mà còn bảo vệ và nâng cao sức khỏe toàn cơ thể.

Xem video Phương pháp từ thiên nhiên giúp chống gốc tự do, cải thiện mất ngủ

Hà Minh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do mất ngủ kéo dài